Chính sách zero-Covid của Trung Quốc ra sao sau đợt phong tỏa Thượng Hải?

Sau khi Thượng Hải dỡ bỏ chính sách phong tỏa, cách ly sau thời gian dài, thành phố đã chuyển sang chế độ cảnh báo khi xuất hiện nhiều ca nhiễm trong cộng đồng. Để ngăn chặn một đợt bùng phát dịch, Trung Quốc hiện đang nghiên cứu thử nghiệm axit nucleic thường xuyên, theo dõi thường xuyên thông tin dựa trên công nghệ giám sát và big data.

Mặc dù người dân Thượng Hải đã nhẹ nhõm khi lệnh cách ly được dỡ bỏ nhưng tác động từ Zero-Covid 19 vẫn hiện hữu trong cuộc sống của người dân.

Phần lớn các thành phố tại Trung Quốc áp dụng quy định về xét nghiệm COVID-19, bất kể có triệu chứng hay không. Thượng Hải đã thiết lập được khoảng 15.000 điểm xét nghiệm cho 26 triệu dân của thành phố. Bắc Kinh yêu cầu người dân thành phố phải trình xét nghiệm âm tính trong thời hạn 72 giờ mới được phép di chuyển tự do, trong đó có việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

Trong diễn biến mới nhất, 10 ngày sau khi lệnh phong tỏa phòng dịch Covid-19 được dỡ bỏ, nhiều người dân Thượng Hải tỏ ra ngạc nhiên trước đợt xét nghiệm Covid-19 vừa được chính quyền thành phố thông báo ngày 9/6. Giới chức Thượng Hải cho biết 7 trong số 16 quận của thành phố vào cuối tuần sẽ tiến hành xét nghiệm PCR cho tất cả người dân trên địa bàn. 

Phong tỏa do dịch bệnh và tài chính bất ổn

Ông Huang Yanzhong, chuyên gia cao cấp về sức khỏe toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, trích dẫn một báo cáo từ Soochow Securities cho biết xét nghiệm PCR thường xuyên tại những thành phố lớn của Trung Quốc không bền vững về mặt tài chính.

Ông Tao Chuan, nhà phân tích vĩ mô trưởng tại Soochow Securities, nhận định nếu tất cả các thành phố cấp 1 và cấp 2 của Trung Quốc – với tổng dân số gần 505 triệu người – thực hiện xét nghiệm hàng loạt trong 1 năm, tổng chi phí có thể lên tới 1.700 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 257 tỷ USD) – tương đương 1,5% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Trung Quốc năm 2021 và khoảng 8,7% tổng thu tài khóa năm ngoái của Chính phủ nước này.

Bắc Kinh đã chi 2.330 tỷ nhân dân tệ (khoảng 300 tỷ USD) cho chăm sóc y tế cơ bản từ chương trình bảo hiểm y tế vào năm 2019. Trong khi đó, nước này dành 1.450 tỷ nhân dân tệ (230 tỷ USD) cho ngân sách quốc phòng của mình trong năm 2022.

Theo ông Huang, chi phí bảo hiểm tăng cao có thể là nguyên nhân khiến Bắc Kinh ngừng sử dụng quỹ bảo hiểm y tế phục vụ cho các xét nghiệm. The Paper báo cáo Thượng Hải chi 120 triệu nhân dân tệ (khoảng 18 triệu USD) từ quỹ bảo hiểm y tế cho đến tháng 8/2021 cho các xét nghiệm PCR và kháng nguyên.

Theo phân tích của ngân hàng Namura (Nhật Bản), nếu tất cả các thành phố tại Trung Quốc làm theo quy định của Bắc Kinh về yêu cầu giấy xét nghiệm có hiệu lực trong 72 giờ, sẽ có khoảng 814 triệu người phải xét nghiệm thường xuyên. Chi phí cho hoạt động này tương đương với 1,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc.

Các nhà phân tích của Nomura cho rằng phần lớn các biện pháp kích thích sắp tới mà Trung Quốc tiến hành có thể là tung ra trái phiếu chính phủ đặc biệt hoặc thúc đẩy chính sách cho vay của các ngân hàng chính sách để bù đắp khoảng trống ngân sách.

Exit mobile version