Chủ tịch FED tuyên bố “Chúng tôi hoàn toàn không có ý định thực hiện lệnh cấm đối với tiền mã hóa”

Chủ tịch FED tuyên bố không có ý định cấm tiền mã hoá.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) là ông Jerome Powell tin rằng chính phủ liên bang cần điều chỉnh thị trường tiền mã hóa, nhưng không thể đưa ra lệnh cấm hàng loạt đối với Bitcoin (BTC) và các tài sản mã hóa khác.

Và đây không phải điều mà FED cân nhắc giống như những gì Trung Quốc đang hành động.

Động thái của FED khiến cộng đồng tiền mã hoá có thể “ăn ngon ngủ kỹ” nhất là trong bối cảnh Bắc Kinh – mảnh đất màu mỡ khai thác BTC đang đàn áp gay gắt tiền điện tử. 

Từ trước đến nay, chủ tịch Jerome Powell là người giữ quan điểm khách quan đối với tiền điện tử, đặc biệt là stablecoin.

Theo quan điểm của FED, stablecoin giống như quỹ thị trường tiền tệ và giống như tiền gửi ngân hàng nhưng ở một mức độ nào đó, chúng nằm ngoài phạm vi quy định và chúng cần được quản lý phù hợp.

Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ kéo dài hai ngày hồi tuần trước, ông Powel cho biết việc loại bỏ trường hợp sử dụng tiền điện tử là động lực chính để Mỹ tung ra tiền kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC). 

“Bạn sẽ không cần stablecoin hay tiền điện tử, nếu bạn có tiền kỹ thuật số của Mỹ (CBDC). Tôi nghĩ đây là một trong những lập luận mạnh mẽ để ủng hộ CBDC”, ông Powell nói.

Theo quan điểm của ông Powell, CBDC có thể thực hiện nhiều chức năng của stablecoin và tiền mã hóa mà hoàn toàn không tiềm ẩn rủi ro pháp lý.

Chủ tịch FED tuyên bố: “Chúng tôi không hề có ý định cấm Bitcoin hoặc tiền điện tử như kiểu Trung Quốc”
FED hay SEC nghĩ như thế nào về stablecoin? 

Stablecoin là một đồng tiền kỹ thuật số phát triển trên nền tảng Blockchain và có giá trị ổn định (thông thường rơi vào giá trị từ 0,5 cho đến 1 USD).

Có nhiều loại stablecoin được chốt bằng đồng USD bao gồm Tether (stablecoin lớn nhất thế giới) và USD Coin, chúng được sử dụng để mua bán giao dịch trên sàn và hoàn toàn có thể đổi giá trị với đồng USD.

Nhiều chuyên gia tài chính lo ngại về sự phát triển quá mức của stablecoin sẽ làm thay đổi cục diện tài chính và mất kiểm soát tiền tệ (đồng USD Mỹ có thể bị mất giá).

Bởi vì vậy, chủ tịch SEC – ông Gary Gensler đưa ra quan điểm rằng sẽ đưa tiền mã hóa vào khuôn khổ chính sách công, “dọn sạch” tiền mã hóa trước khi quá muộn, đặc biệt là stablecoin. Theo ông Gary Gensler, hoạt động của tiền mã hoá cũng như các giao dịch xung quanh nó phải được SEC kiểm soát.

Tuy nhiên, có 1 thực tế các chủ ngân hàng trung ương cũng phải đồng ý rằng stablecoin sẽ không thể biến mất và ngày một độc lập khi tổng nguồn cung của nó đã đạt 110 tỷ USD, ngày càng phát triển mạnh mẽ. 

Central bank digital currency (CBDC) liệu có trở thành tương lai?

CBDC là định dạng kỹ thuật số của các loại tiền tệ pháp định (fiat) do các ngân hàng trung ương của quốc gia 1 nước phát hành. Trái ngược với stablecoin không có liên quan với fiat. 

CBDC mang đặc điểm của tiền pháp định sử dụng thuật toán như tiền điện tử nhưng do ngân hàng nhà nước phát hành (Tether là do công ty tư nhân phát hành).

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết CBDC của Mỹ sẽ cần sự hỗ trợ từ Quốc hội. Vì lợi ích của công chúng, hơn nữa, thế giới đang biến động,đổi mới mang tính chuyển đổi xung quanh thanh toán kỹ thuật số và chúng ta cần đảm bảo rằng Fed có thể tiếp tục cung cấp cho công chúng một hệ thống thanh toán và tiền tệ ổn định và đáng tin cậy. 

“Vì vậy, với suy nghĩ đó, và với việc tạo ra vô số tiền tệ tư nhân và các sản phẩm giống tiền tệ, chúng tôi đang làm việc chủ động để đánh giá xem có nên phát hành CBDC hay không và nếu có, thì theo hình thức nào”, FED nói.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Cointelegraph/Coindesk)

Exit mobile version