Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương chưa thể vực dậy trước những mơ hồ về biến thể Omicron

Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương chưa thể vực dậy trước những mơ hồ về biến thể Omicron

Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương chưa thể vực dậy trước những mơ hồ về biến thể Omicron

Các thị trường chính của chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận sụt giảm trong phiên giao dịch ngày 30 tháng 11, do nhà đầu tư vẫn thận trọng trước diễn biến chưa chắc chắn của Omicron.

Thị trường chính tại chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương chìm trong sắc đỏ

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương chứng khiến sự suy giảm của các thị trường chính, sau khi Tổng giám đốc điều hành của Moderna – hãng dược phẩm nổi tiếng của Mỹ, ông Stephane Bancel chia sẻ với Financial Times rằng, ông suy đoán các loại vaccine đang có hiện nay sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn đối với biến thể Covid-19 mới.

Ông Bancel cũng trả lời CNBC vào ngày 29 tháng 11 rằng, sẽ mất nhiều tháng để các nhà sản xuất vaccine nghiên cứu, phát triển và xuất xưởng lô vaccine chống lại biến thể Omicron mới.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng là một trong những chỉ số có mức sụt giảm mạnh nhất trong khu vực, tính đến giờ giao dịch cuối đã giảm 1,51%.

Hang Seng của Hồng Kông là một trong những chỉ số có mức giảm mạnh nhất khu vực

Tương tự, tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi cũng “bay màu” 2,42% trong ngày, xuống còn 2.839,01.

Tại khu vực Đông Nam Á, trong phiên giao dịch buổi chiều, chỉ số Straits Times của Singapore cũng ghi nhận giảm 1,5%.

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đóng cửa giao dịch ở mức 27,821.76, ước giảm 1,63%. Trong khi chỉ số Topix xuống còn 1.928,35, đã giảm 1,03%.

Đồng yên Nhật – được coi là nơi trú ẩn an toàn của nhà đầu tư trong phiên hôm nay đã tăng lên 113,10 yên/USD, mạnh hơn so với mức 113,9 yên/USD ghi nhận trước đó so với đồng bạc xanh.

Song song đó, giá vàng giao ngay hiện ở mức 1.791,47 USD, đã tăng 0,36% sau khi ghi nhận mức giảm 1.783,46 USD vào trước đó.

Chốt phiên giao dịch, thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục biến động trái chiều, trong đó sàn chứng khoán Thượng Hải giao dịch tăng nhẹ ở mức 3.563,89 và sàn chứng khoán Thâm Quyến suy giảm khoảng 0,1%, xuống còn 14.795,73.

Theo dữ liệu được công bố vào ngày 30 tháng 11, trong tháng này, hoạt động tại các nhà máy của Trung Quốc ghi nhận sự tăng trưởng bất ngờ, với chỉ số quản lý thu mua sản xuất chính thức của Trung Quốc trong tháng 11 đạt 50,1. Con số này cao hơn so với kỳ vọng 49,6 của các nhà phân tích, trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Chỉ số quản lý thu mua (PMI) dưới 50 biểu thị sự thu hẹp, trong khi chỉ số này trên mức đó cho thấy sự mở rộng.

Các chỉ số PMI là nối tiếp và cho thấy sự mở rộng hay thu hẹp mỗi tháng.

Tại nước Úc, chỉ số S & P / ASX 200 đã tăng lên 0,22% trong ngày, giao dịch ở mức 7.256.

Chỉ số MSCI tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) đã giảm 0,6% trong phiên hôm nay.

Ở một diễn biến khác, tại thị trường Hoa Kỳ, hợp đồng tương lai cũng lao dốc sau phát ngôn của CEO Moderna. Hợp đồng tương lai chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 427 điểm.

Tương tự, hợp đồng tương lai chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 cũng giao dịch xuống mức tiêu cực.

Tiền tệ và dầu mỏ

Trong phiên giao dịch buổi chiều theo giờ châu Á, giá dầu ghi nhận sự suy yếu, trái ngược so với mức tăng trước đó.

Giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế giao sau giao dịch ở mức 71,13 USD/thùng, ước giảm 3,15%.

Giá dầu thô của Mỹ giao sau cũng giảm 3,06%, giao dịch ở mức 67,81 USD/thùng.

Chỉ số đồng đô la Mỹ, đo lường sức mạnh đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt ở mức 96,055, sau khi chứng kiến mức tăng khoảng 96,4 gần đây.

Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0,7112/USD, đồng tiền này vẫn đang phải vật lộn để phục hồi, sau khi sụt giảm từ mức trên 0,725/USD vào tuần trước.

Exit mobile version