Tiếp đà giảm của ngày hôm qua, thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương trong ngày 8 tháng 3 tiếp tục thua lỗ, đặc biệt là tại Trung Quốc đại lục, do nhà đầu tư chịu áp lực từ giao tranh Nga – Ukraine.
Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tiếp đà giảm
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục dẫn đầu mức thua lỗ trong hôm nay, với sàn chứng khoán Thượng Hải giảm 2.35%, đóng cửa giao dịch ở mức 3,293.53; còn sàn chứng khoán Thâm Quyến cũng giảm 2.616% còn 12,244.50.
Chỉ số CSI 300, theo dõi các cổ phiếu lớn nhất niêm yết tại Trung Quốc đại lục, cũng giao dịch thấp hơn 2.01% ở mức 4,265.39.
Tại thị trường Hồng Kông, sau khi dẫn đầu mức thua lỗ trong ngày 7 tháng 3, trong hôm nay, chỉ số Hang Seng tiếp tục giảm 1,5%.
Tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 1.71% ở mức 24,790.95 – đây là mức thấp nhất từng ghi nhận ở chỉ số này kể từ đầu tháng 11 năm 2020. Trong khi đó, chỉ số Topix giao dịch ở mức 1,759.86 – giảm 1.9%.
Tại thị trường Hàn Quốc, chỉ số Kospi kết thúc ngày giao dịch thấp hơn 1.09% ở mức 2,622.40.
Còn tại Úc, chỉ số S&P/ASX 200 mất 0.83%, đóng cửa giao dịch ở mức 6,980.30.
Chỉ số MSCI tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương (trừ Nhật Bản) giao dịch giảm 1,76%.
Giá dầu tiếp tục tăng
Vào phiên buổi chiều ngày 8 tháng 3 theo giờ châu Á, giá dầu tiếp tục chứng kiến sự tăng giá. Cụ thể, dầu thô Brent giao sau chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 127.37 USD / thùng – tăng 3.38%, trong khi đó dầu thô Mỹ giao sau cũng tăng 2.92% ở mức 122.89 USD / thùng.
Có thể thấy cuộc giao tranh Nga – Ukraine tiếp tục là động lực thúc đẩy giá dầu, khi dầu thô Brent có thời điểm giao dịch ở mức gần 140 USD / thùng – chạm mức cao nhất kể từ tháng 7 năm 2008.
Tiền tệ
Chỉ số đồng đô la Mỹ, đo lường sức mạnh với 6 đồng tiền chủ chốt ở mức 99,296, hồi phục sau khi lao dốc xuống mức 99,049 ghi nhận trước đó.
Đồng yên Nhật giao dịch ở mức 115.4 yên / USD, sau khi suy yếu vào ngày 7 tháng 3 xuống mức dưới 115 yên / USD.
Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0.7274 / USD.