Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động trái chiều khi nhà đầu tư theo dõi cuộc họp của Fed vào tuần này

Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều khi nhà đầu tư theo dõi cuộc họp của Fed vào tuần này

Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương biến động trái chiều khi nhà đầu tư theo dõi cuộc họp của Fed vào tuần này

Trong phiên ngày 24 tháng 1, thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương ghi nhận giao dịch biến động trái chiều, khi các nhà đầu tư đang theo dõi diễn biến cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về chính sách tiền tệ vào đầu tuần này.

Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giao dịch hỗn hợp

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã phục hồi mức sụt giảm trước đó, giao dịch ở mức 27.588,37 – tăng nhẹ 0,24%. Trong khi đó, chỉ số Topix giao dịch ở mức 1.929,87 – tăng 0,14%.

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi lại giảm sâu 1,49%, giao dịch ở mức 2,792.

Còn tại thị trường Hồng Kông, chỉ số Hang Seng ghi nhận giao dịch sụt giảm 1,24% trong phiên buổi chiều.

Tại thị trường Trung Quốc đại lục chứng kiến sự đảo ngược mức suy yếu trước đó, với sàn chứng khoán Thượng Hải đi ngang, giao dịch ở mức 3.524,10. Còn sàn chứng khoán Thâm Quyến tăng nhẹ 0,37%, giao dịch ở mức 14,081,80.

Tại Úc, chỉ số ASX 200 giao dịch ở mức 7.139,50 – giảm 0,51%. Còn các chỉ số phụ như: Năng lượng, vật liệu và tài chính lần lượt giảm 0,53%, 1,15% và 0,59%. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của các chỉ số phụ được cho là do các công ty khai thác, ngân hàng và dầu mỏ bán tháo. Tuy nhiên, Commonwealth Bank – một trong những ngân hàng quốc gia của Úc đã ghi nhận giao dịch tăng hơn 0,07%.

Tại thị trường Ấn Độ, cổ phiếu bị bán tháo vào phiên giao dịch buổi chiều, với chỉ số Nifty 50 giảm sâu 2,27%, trong khi chỉ số chứng khoán chuẩn của Ấn Độ – Sensex giảm 2,05%.

Chỉ số Kospi Hàn Quốc ghi nhận mức giảm sâu nhất trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Vào ngày 21 tháng 1, thị trường chứng khoán toàn cầu chứng kiến làn sóng bán tháo. Bên cạnh đó, chỉ số Nasdaq Composite chuyên về công nghệ đã lao dốc 7,6% ở phiên trong tuần. Đây có thể coi là mức thấp nhất của chỉ số này kể từ tháng 10 năm 2020.

Lạm phát hiện là “bóng ma” đe dọa nền kinh tế toàn cầu, cũng như gây sức ép cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Sở dĩ chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 24 tháng 1 là do nhà đầu tư đang theo dõi cuộc họp của Fed. Cụ thể, vào chiều ngày 26 tháng 1 theo giờ địa phương, chủ tịch Jerome Powell sẽ có thông báo ngắn gọn với truyền thông.

Chủ tịch của Fed – Jerome Powell sẽ có cuộc gặp mặt với truyền thông vào chiều ngày 26 tháng 1 tới

Tiền tệ và dầu mỏ

Trong phiên ngày 24 tháng 1 theo giờ châu Á, giá dầu ghi nhận giao dịch tăng. Cụ thể: Dầu thô Mỹ ở mức 85,63 USD / thùng – tăng 0,58%; còn dầu Brent chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 88,44 USD – tăng 0,63%.

Về tiền tệ, chỉ số đồng đô la Mỹ, đo lường sức mạnh so với 6 đồng tiền chủ chốt, giao dịch ở mức 95,779, tăng 0,14%.

Đồng yên Nhật sang tay ở mức 113,78 yên / USD, tăng từ mức suy yếu 114,8 yên / USD ghi nhận tuần trước.

Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0,7155 / USD, giảm 0,39%.

Trong giờ giao dịch cuối cùng, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc ở mức 6,3315 / USD.

Exit mobile version