Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục biến động trái chiều, chỉ số Hang Seng lội ngược dòng

Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục biến động trái chiều, chỉ số Nikkei 225 và Hang Seng đồng loạt giảm

Chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục biến động trái chiều, chỉ số Nikkei 225 và Hang Seng đồng loạt giảm

Vào ngày 11 tháng 1, thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động trái chiều trên toàn khu vực, trong bối cảnh nhà đầu tư đang quan sát tình hình lạm phát, cũng như chính sách thắt chặt có thể xảy ra của các ngân hàng trung ương, điển hình là Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động

Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 đã giảm 0,9%, trong khi đóm chỉ số Topix giảm 0,55%.

Trước đó, thị trường chứng khoán Nhật Bản đã đóng cửa giao dịch để nghỉ lễ.

Tại Hàn Quốc, chỉ số Kospi đã bớt suy yếu, tuy nhiên giao dịch vẫn giảm, ở mức 0,02%. Song song đó, chỉ số Kosdaq lại gặp khó với mức giảm 0,97%.

Tại Hồng Kông, chỉ số Hang Seng đã có pha lội ngược dòng từ mức giảm trước đó, giao dịch trong ngày 11 tháng 1 tăng 0,07%.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục ghi nhận giao dịch suy yếu, với sự sụt giảm của các chỉ số chính như: Sàn chứng khoán Thượng Hải giảm 0,58%, trong khi sàn chứng khoán Thâm Quyến giảm 0,54%.

Ở những nơi khác trong khu vực, chỉ số ASX 200 của Úc chứng kiến mức giảm 0,77%.

Khu vực châu Á – Thái Bình Dương bước vào phiên giao dịch ngày 11 tháng 1 trong bối cảnh chứng khoán Mỹ sụt giảm phiên qua đêm, cả chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 đều sụt giảm. Tuy nhiên, chỉ số Nasdaq đã kết thúc giao dịch cao hơn một phần trong giao dịch thường lệ.

Tuần trước, thị trường cổ phiếu đã chịu áp lực từ lợi suất trái phiếu. Vào chiều ngày 10 tháng 1, lợi suất của trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm chuẩn đã giảm 1,76% sau khi “mất” 1,8% vào đầu ngày. Khi so sánh, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã kết thúc năm 2021 ở mức 1,51%.

Chính quyền của Fed đã tiết lộ rằng, họ có dự định thu hẹp quyền tiếp cận tiền mặt nhanh hơn so với xem xét trước đó.

Theo trang FedWatch của CME Group, các thị trường đoán trước 76% khả năng ngân hàng trung ương Mỹ sẽ tăng lãi suất tại cuộc họp chính sách vào tháng 3 và tằng từ khoảng 15% vào giữa tháng 10.

Thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương biến động nhẹ trong phiên giao dịch hôm nay

Tiền tệ và dầu mỏ

Chỉ số đồng đô la Mỹ, đo lường sức mạnh với 6 đồng tiền chủ chốt ở mức 95,882, suy yếu nhẹ 11%, trước đó, đồng đô la Mỹ đóng cửa giao dịch ở mức 95,991.

Ở nơi khác trong khu vực, đồng yên Nhật sang tay giao dịch ở mức 115,3 yên / USD, ghi nhận sự sụt giảm so với mức 115,15 trước đó.

Đồng đô la Úc giao dịch ở mức 0,7187 / USD, tăng 0,27%.

Giá dầu tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 11 tháng 1 theo giờ châu Á, cụ thể: Dầu thô Mỹ giao dịch ở mức 78,7 USD / thùng – tăng 0,6% và dầu Brent chuẩn quốc tế giao dịch ở mức 81,20 USD – tăng 0,41%.

Tại phiên giao dịch trước đó, giá dầu ghi nhận sự sụt giảm, do tình hình dịch Covid – 19 diễn biến phức tạp trên thế giới, làm dấy lên lo ngại về nhu cầu nhiên liệu.

Nhìn chung, mối lo ngại về Omicron và hạn chế đi lại có thể khiến thị trường chứng khoán tiếp tục biến động trong thời gian tới.

Exit mobile version