Chứng khoán châu Âu nhuộm “sắc đỏ”, nhưng chứng khoán Mỹ lại đảo chiều hàng nghìn điểm. Điều gì đã xảy ra?

Chỉ số Dow Jones và Nasdaq bật xanh trở lại sau khi lao dốc đầu phiên trong khi thị trường chứng khoán châu Âu chịu thiệt hại lớn.

Căng thẳng giữa Nga và Ukraine đang leo thang nhanh chóng, và thế giới đang nín thở.

Đầu tiên, cuối tuần trước, Mỹ, Anh và Australia đã ra lệnh sơ tán các nhân viên ngoại giao và gia đình của họ ở Kiev, thủ đô Ukraine, đồng thời kêu gọi các công dân Mỹ ở Ukraine cân nhắc việc rời đi. Sau đó, chính phủ Anh bắt đầu rút một số nhân viên và thành viên gia đình khỏi đại sứ quán Anh vào thứ Hai.

Giờ đây, Nga và NATO do Mỹ đứng đầu đang “ăn miếng trả miếng”, phát đi tín hiệu nguy hiểm rằng cuộc chiến ở biên giới Nga-Ukraine có thể sắp xảy ra.

Mỹ tuyên bố rằng Nga có hơn 100.000 binh sĩ đồn trú ở biên giới Nga-Ukraine. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga thẳng thừng tuyên bố rằng Ukraine đang bị phương Tây sử dụng như một công cụ để gây ảnh hưởng.

Vì vậy, trong bối cảnh căng thẳng này, các thị trường chứng khoán châu Âu láng giềng là thị trường chứng khoán đầu tiên bị ảnh hưởng vào thứ Hai(24/1).

Stoxx Europe 600 đóng cửa giảm gần 4%, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái. Các thị trường chứng khoán lớn ở châu Âu giảm chung, trong đó chỉ số chứng khoán Ý dẫn đầu mức giảm khoảng 4% và chỉ số chứng khoán Pháp và Đức giảm gần 4%.

Nhưng ngược lại, chứng khoán Mỹ chứng kiến phiên đảo chiều ngoạn mục nhất của Wall Street trong nhiều năm trở lại đây. Cuối phiên giao dịch 25/1, chứng khoán Mỹ bất ngờ chuyển xanh với Dow Jones tăng gần 100 điểm, tương đương 0,29% lên 34.364,5 điểm. S&P 500 và Nasdaq cũng đồng loạt chuyển xanh với mức tăng lần lượt là là 0,29% và 0,5%.

Bắt đầu phiên giao dịch ngày thứ Hai (24/1), nhà đầu tư bán mạnh các cổ phiếu công nghệ, giống như họ đã làm cả tháng nay bởi lo sợ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ mạnh tay. Tuy nhiên, sau đó các cổ phiếu công nghệ hồi phục, cổ phiếu của Meta – công ty mẹ Facebook, Amazon và Microsoft đóng cửa tăng điểm.

Các thị trường châu Âu và Anh đã ghi nhận mức lỗ nặng trước đó trong ngày. Tại London, FTSE 100 giảm 2,6% xuống mức thấp nhất trong một tháng. Chỉ số Stoxx 600 toàn châu Âu đóng cửa thấp hơn 3,8%, mức giảm trong một ngày lớn nhất kể từ tháng 6/2020. Chỉ số Dax của Đức giảm 3,8% và chỉ số CAC của Pháp mất 4%.

Financial Times chỉ ra rằng lý do tại sao chứng khoán Mỹ có thể đảo ngược tình thế trong phiên có liên quan trực tiếp đến việc các nhà đầu tư quyết liệt tham gia vào mua đáy. S&P 500 đã giảm gần 10% so với mức cao kỷ lục trong tháng này và Nasdaq đã giảm hơn 14% so với mức cao vào tháng 11 năm ngoái và rơi vào “phạm vi điều chỉnh”.

Vào đầu tháng 1, một chiến lược gia khác của JPMorgan, Marko Kolanovic, cũng khẳng định rằng việc điều chỉnh sắp kết thúc, và bây giờ là một cơ hội tốt để săn tìm cổ phiếu giảm giá.

Chỉ số CBOE Volatility theo dõi “sự sợ hãi trên thị trường” hôm qua lên cao nhất kể từ tháng 11/2020. Khi CBOE Volatility đạt các mốc cực điểm, thị trường có xu hướng bật lại.

Ủy ban Thị trường mở Liên bang sẽ chính thức bắt đầu cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày vào 25/1 và kết thúc vào 26/1. Các nhà đầu tư tin rằng FED sẽ phát tín hiệu về đợt tăng lãi suất đầu tiên kể từ khi đại dịch bùng phát. Cùng với đó, chương trình kích thích kinh tế cũng sẽ chấm dứt, đổi chỗ cho những chính sách diều hâu hơn.

Exit mobile version