Chứng khoán MBS đạt lợi nhuận cao thứ 2 trong lịch sử

Chứng khoán MBS đạt lợi nhuận cao thứ 2 trong lịch sử - Ảnh 1.

Hiệu quả đến từ quản trị rủi ro tốt

Theo thông tin từ một lãnh đạo của MBS, lợi nhuận trước thuế (LNTT) 2022 của công ty này ước đạt 670 tỷ, chỉ giảm khoảng 10% so với mức LNTT “đỉnh cao” đã đạt được năm 2021 – năm thăng hoa của TTCK Việt Nam. Ngoài ra, vị lãnh đạo này cũng tiết lộ thêm mức cổ tức 2022 MBS dự kiến chi cho cổ đông sẽ ở mức 15%. So sánh với giá cổ phiếu hiện tại thì có thể thấy MBS đang ở vùng giá khá hấp dẫn (13.400 vnd/cp).

Đây là kết quả được xem là tương đối tích cực trong bối cảnh TTCK Việt Nam 2022 diễn biến phức tạp và theo chiều hướng tiêu cực. Sau quý I duy trì quanh mốc 1.450-1.500, con tàu VNIndex bắt đầu lao dốc trong quý 2/2022, và tiếp tục rơi vào nhịp downtrend kéo dài hơn 7 tháng tính từ tháng 4.2022. Tính đến giữa đến giữa tháng 5/2022, VN-Index đã “bay” hơn 20%, từ vùng 1.500 điểm xuống dưới 1.200 điểm. Mặc dù có một số nhịp hồi ngắn hạn vào tháng 6, tháng 8 nhưng không đủ sức vực dậy toàn bộ thị trường, khi hàng loạt vụ bắt bớ diễn ra, hàng loạt thông tin tiêu cực bao trùm như tình hình thanh khoản khó khăn của nhiều doanh nghiệp bất động sản, tỷ giá tăng nhanh hay việc Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan bị bắt. Ngày 24/10, VN-Index chính thức thủng mốc 1.000 và chạm đáy ở mức 911 trong ngày 15/11. Tháng cuối năm 2022, thị trường có nhịp hồi song tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, cùng hiệu ứng “nghỉ Tết” khiến thanh khoản giảm sâu. Chốt năm, VN-Index dừng ở sát ngưỡng 1.000 điểm, giảm gần 33% so với mốc 1.500 hồi đầu năm.

Đây chính là lý do khiến cho nhiều CTCK bị sụt giảm, thậm chí bị lỗ trong hoạt động tự doanh. Nhờ việc hạn chế cũng như quản lý tốt hoạt động tự doanh, MBS nằm trong số ít CTCK không bị thua lỗ trong hoạt động này. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh chính của các CTCK là hoạt động cho vay Margin; cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, do được quản trị chặt chẽ cả danh mục cũng như tệp khách hàng Margin; không cho vay đối với những mã cổ phiếu có tính chất “làm giá” hoặc rủi ro cao nên MBS đã gần như không phát sinh nợ xấu trong năm 2022. Đây là lợi thế không phải CTCK nào cũng có được.

Trái phiếu doanh nghiệp là mảng hoạt động khá “nóng” trên khắp các mặt báo của năm 2022. Nhiều doanh nghiệp lớn đã phải lao đao vì hoạt động này. Một lần nữa, việc quản trị rủi ro tốt đã giúp MBS giữ cho mảng trái phiếu doanh nghiệp của mình vẫn được an toàn, ổn định.

2023: Kế hoạch lợi nhuận 900 tỷ đồng, cổ tức tối thiểu 15%

Nhiều chuyên gia dự báo 2023 vẫn là năm có nhiều khó khăn đối với TTCK Việt Nam. Bởi vì, năm 2023 sẽ vẫn còn nhiều biến số tác động lên TTCK – nơi được xem là hàn thử biểu phản ánh nhanh nhạy diễn biến của nền kinh tế. Tâm điểm được giới phân tích chỉ ra là động thái của các ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ – điều phụ thuộc lớn vào xu hướng của lạm phát cũng như giá cả hàng hóa. Mặt bằng lãi suất gia tăng khiến kênh chứng khoán trở nên ít hấp dẫn hơn, bởi một mặt kéo dòng tiền về kênh tiền gửi tiết kiệm, mặt khác khiến chi phí vốn gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguồn tin từ MBS cho biết công ty đặt mục tiêu rất tham vọng ~ 900 tỷ LNTT cho năm 2023, tăng 34% so với 2022. Vị lãnh đạo này cho biết dù thị trường còn nhiều khó khăn nhưng trong “nguy” luôn có “cơ”. Lý giải về kế hoạch MBS 2023, ông cho biết xu hướng lãi suất thế giới cũng như trong nước có thể sẽ giảm vào nửa cuối năm, giúp làm tăng thanh khoản cho TTCK. TTCK luôn vận động đi trước nền kinh tế nên đây sẽ là cơ hội cho các CTCK nói chung và MBS nói riêng.

Để đạt được mục tiêu tham vọng như trên, MBS đã có những tính toán và chuẩn bị khá kỹ càng như việc Công ty này cho biết sẽ tiếp tục tăng vốn trong năm 2023. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào Công nghệ, chuyển đổi số cũng là hoạt động được chú trọng. MBS đã kết hợp cùng ngân hàng mẹ là MB đưa ra nhiều chương trình ưu đãi cũng như tiện ích ưu việt cho các khách hàng. Cụ thể, gói kích cầu MBS-Link có thể cấp hạn mức cho vay chứng khoán lên tới 15 tỷ đồng/tài khoản hay tất cả khách hàng chỉ phải trả mức phí siêu thấp 0.06% cho các giao dịch chứng khoán ngay trên app MBBank. Khi MB được xem là 1 trong những ngân hàng thành công nhất về chuyển đổi số, app MBBank 3 năm liên tục đứng đầu về app tài chính trên App store Việt Nam đã tạo ra lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn cho công ty thành viên MBS.

Riêng với những nhà đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc quá bận rộn để theo sát các diễn biến mới trên thị trường, MBS ra mắt thêm tính năng đặc biệt với tên gọi Flash Deal ngay trên ứng dụng của mình. Cụ thể, Flash Deal cung cấp tới khách hàng một danh mục cổ phiếu tiềm năng, đã được nghiên cứu bởi đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của MBS, từ đó giúp khách hàng tối ưu lợi nhuận và thời gian đầu tư.

Nhắc đến chuyển đổi số thì không thể không nhắc tới trải nghiệm khách hàng. Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính thì tiện ích chưa phản ánh hết nhu cầu của khách hàng, mà điều quan trọng là chất lượng tư vấn. Năm 2023, MBS sẽ chú trọng vào công tác đào tạo, phát triển chất lượng nguồn lực con người, cụ thể: lực lượng môi giới sẽ được huấn luyện trở thành các chuyên gia/cố vấn chuyên sâu về tài chính cá nhân để phục vụ tốt nhất cho tệp khách hàng giàu có. Các chuyên gia nghiên cứu, phân tích sẽ được thường xuyên đầu tư nâng cao kiến thức, kinh nghiệm để có thể đưa ra những nhận định sát với thị trường và hữu ích với NĐT trên đa kênh của MBS.

MBS cho biết thêm công ty sẽ tiếp tục phát triển nghiệp vụ kinh doanh trái phiếu một cách có lựa chọn; ưu tiên những dự án uy tín cũng như các khách hàng chất lượng để mang lại hiệu quả đầu tư cũng như sự an toàn cho NĐT.

Một vấn đề quan trọng được nhiều NĐT cũng như các tổ chức quan tâm đã được vị lãnh đạo MBS tiết lộ: năm 2023 MBS sẽ tìm kiếm một đối tác nước ngoài uy tín để cùng nhau hợp tác, phát triển trong dài hạn nhằm đem lại lợi ích đến khách hàng, cổ đông và các bên có liên quan; từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của TTCK cũng như nền kinh tế nói chung. Việc này đã nhận được sự ủng hộ từ phía ngân hàng mẹ MB.

Như vậy có thể thấy rõ MBS đang lựa chọn con đường phát triển bền vững, lâu dài; tự đổi mới chính mình bằng việc chuyển dịch số; nâng cao chất lượng tư vấn; tích cực hỗ trợ khách hàng; tăng năng lực cạnh tranh để mang lại những trải nghiệm tiện lợi, hiệu quả tới khách hàng; qua đó lấy được niềm tin của các NĐT. Đây được xem là chiến lược đúng đắn và “khôn ngoan” đặc biệt trong bối cảnh TTCK còn nhiều diễn biến phức tạp nhưng sức hấp dẫn cũng như mức độ cạnh tranh thì lại không hề giảm.

Exit mobile version