Sau nửa đầu năm hoạt động tồi tệ nhất kể từ năm 1970, thị trường chứng khoán Mỹ sẽ ra sao trong nửa cuối năm?

Sau nửa đầu tồi tệ nhất kể từ năm 1970, điều gì tiếp theo đối với chứng khoán Mỹ? Thị trường giá xuống bắt đầu vào đầu năm 2022 đã khiến chỉ số S&P 500 hoạt động với hiệu suất nửa đầu năm tồi tệ nhất trong 52 năm.

S&P 500 giảm 19,9% trong năm tính đến cuối ngày thứ Tư ngày 29/6 và 20,4% so với mức cao kỷ lục ngày 3/1, theo dữ liệu thị trường của Dow Jones, đây sẽ là hiệu suất tồi tệ nhất của điểm chuẩn kể từ nửa đầu năm 1970. Trong 3 tháng trở lại đây, Nasdaq đã giảm hơn 20%, quý tệ nhất của chỉ số này kể từ năm 2008.

Chứng khoán Mỹ nửa đầu năm giảm mạnh nhất từ năm 1970

Sau khi giảm hơn 15% trong nửa đầu năm 1970, chỉ số S&P 500 đã phục hồi trong cả nửa cuối năm, với mức tăng trung bình là 23,66% và mức tăng trung vị là 15,25%. Nhưng các nhà đầu tư cũng có thể muốn theo dõi các chỉ số liên quan đến thị trường gấu, đặc biệt là trong bối cảnh suy đoán rằng việc Fed mạnh tay thắt chặt có thể đẩy nền kinh tế Mỹ vào suy thoái.

6 tháng đầu năm nay cũng đã chứng kiến nhiều cổ phiếu công nghệ có vốn hoá lớn “tuột dốc không phanh”, như Netflix giảm 70%; Apple và Alphabet cùng giảm khoảng 22%; Meta giảm 51%…

Nền kinh tế toàn cầu được cho là đang phải đương đầu với “những làn gió ngược”, khi triển vọng ảm đạm hơn vì tác động mạnh từ đại dịch Covid-19 và cuộc xung đột tại Ukraine. Khả năng kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái là một vấn đề khiến giới đầu tư không chỉ ở Phố Wall mà còn trên toàn cầu lo ngại trong thời gian gần đây. Thị trường chứng khoán lao dốc, lạm phát tăng vọt, và lãi suất đi lên… tất cả đều khiến người Mỹ trở nên bi quan về triển vọng kinh tế.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh Cleveland Loretta Mester mới đây cho biết nếu điều kiện kinh tế vẫn không thay đổi khi các nhà hoạch định chính sách nhóm họp vào tháng tới thì bà sẽ ủng hộ việc tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.

“Nếu các điều kiện kinh tế vẫn không thay đổi tại thời điểm cuộc họp tháng 7 diễn ra, thì tôi sẽ ủng hộ tăng 75 điểm cơ bản vì hiện tôi chưa thấy bất kỳ tín hiệu nào chứng tỏ lạm phát đã hạ nhiệt và Fed có thể quay trở lại mức tăng 50 điểm”, bà nhấn mạnh.

Các chuyên gia phân tích và giới đầu tư ngày càng lo sợ rằng các ngân hàng trung ương sẽ hành động quá quyết liệt và đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái. Chi phí đi vay cao hơn đã hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng, giảm đầu tư kinh doanh và đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao.

Nhà đầu tư vẫn tiếp tục tìm đáy của thị trường trong bối cảnh thị trường đã trải qua nhiều đợt bán tháo mạnh trong khoảng thời gian quý II/2022 đang dần kết thúc. Những nỗi lo về khả năng kinh tế chững lại và các đợt nâng lãi suất đã ảnh hưởng mạnh đến thị trường trong phần lớn khoảng thời gian nửa đầu năm 2022, nỗi sợ suy thoái kinh tế đang tăng lên.

Exit mobile version