Có gì bên trong pháo đài bay F-16

Mặc dù được Mỹ “bật đèn xanh” nhưng chưa có quốc gia nào sẵn sàng gửi phản lực F-16 cho Ukraine.

Mặc dù được Mỹ “bật đèn xanh” nhưng chưa có quốc gia nào sẵn sàng gửi phản lực F-16 cho Ukraine. 

Tổng thống Ukraine “đe dọa” NATO

Có gì bên trong tiêm kích F-16 khiến Ukraine nhất định muốn sở hữu? 

F-16 Fighting Falcon là tiêm kích phản lực do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ.

Tiêm kích này dài 14,8m, cao 4,8m, sải cánh 9,8m, trọng lượng cất cánh 16,875 tấn, tốc độ 2.100km/h, tầm bay trên 3.200km, trần bay 15.240m. Điều đặc biệt, F-16 được trang bị 01 khẩu pháo M61 Vulcan và 02 tên lửa AIM-9 Sidewinder có tầm bắn tối đa 35,4 km, đạt vận tốc Mach 2,7.

F-16 là một sự đe dọa tới không quân Nga.

F-16 Fighting Falcon

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, Ukraine cần khoảng 100 chiếc máy bay chiến đấu của phương Tây. Nếu Ukraine sở hữu 100 chiếc tiêm kích này theo mong muốn của ông Zelensky thì cục diện ở Kiev sẽ có thể thay đổi. 

Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bật đèn xanh cho phép các đồng minh chuyển tiêm kích F-16 cho Ukraine. Song, đến thời điểm hiện tại (1/6/2023) các đồng minh NATO vẫn chưa có động thái chuyển giao khủng long chiến này cho Kiev. 

Các quốc gia châu Âu hiện đang chờ Mỹ “thị phạm” trong vấn đề này.  

Thời gian qua, Mỹ đã viện trợ cho Ukraine 43 tỷ USD kể từ khi cuộc chiến giữa Ukraine và Nga bùng phát. Phía Washington nói rằng việc cung cấp Falcon 16 sẽ làm gia tăng chi phí, họ mới chỉ chấp nhận việc đào tạo phi công Ukraine chứ chưa sẵn sàng cung cấp chiến đấu cơ này. Đồng quan điểm với Mỹ, Bỉ và Đức cũng chưa có kế hoạch chi viện máy bay Falcon cho Ukraine. 

Báo cáo mới của Viện Kinh tế thế giới Kiel cho biết, đã có 30 nước thành viên NATO  cam kết các khoản viện trợ trị giá 75,2 tỷ Euro cho Ukraine.

Trong số này, Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất, với 22,9 tỷ Euro viện trợ quân sự, 15,05 tỷ viện trợ tài chính và 9,9 tỷ viện trợ nhân đạo. 

Đứng thứ 2 là Anh với tổng số tiền viện trợ rơi vào khoảng 7,1 tỷ Euro, Đức giữ ở vị trí thứ 3 với 5,4 tỷ euro. Bên cạnh đó, 2 quốc gia không phải thành viên NATO là Thụy Điển và Phần Lan đã viện trợ lần lượt 810 triệu và 310 triệu euro cho Ukraine, Bỉ viện trợ 92 triệu euro. 

Phần lớn các gói viện trợ bao gồm vũ khí, khí tài, thiết bị quân sự và hỗ trợ tài chính (bảo lãnh vay vốn). 

Bài toán đặt ra ở đây là việc Ukraine sở hữu F-16 hoàn toàn không thể thay đổi cục diện hiện tại khi mà họ sẽ phải tốn một khoản chi phí lớn để đào tạo phi công và phi hành đoàn, bảo trì, tiếp nhiên liệu. Ngoài ra, việc sử dụng máy bay, kiểm soát hoạt động phù hợp với lực lượng quân đội Ukraine cũng cần thời gian để duy trì và mất rất nhiều thời gian. Hơn nữa, việc Ukraine điều động binh sĩ đang tham chiến quay trở về “học” sử dụng F-16 cũng là một nhiệm vụ bất khả thi. 

ViMoney tổng hợp

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version