Gói trừng phạt thứ 7 đang được Liên minh châu Âu EU soạn thảo để áp lên Nga.
Gói trừng phạt mới tập trung vào cấm nhập khẩu vàng
Reuters đưa tin, Thủ tướng Czech – Petr Fiala cho hay, EU đang soạn thảo gói trừng phạt kế tiếp vào Nga nhưng không hạn chế nhập khẩu khí đốt của nước này. Bởi có nhiều quốc gia thành viên còn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, không thể tìm nguồn cung mới một cách nhanh chóng.
Czech một trong những quốc gia phụ thuộc hầu hết nguồn cung khí đốt vào Nga đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên sáu tháng của EU, tính từ ngày 1/7.
Việc đưa năng lượng vào các gói trừng phạt được đánh giá là không ổn. Theo Thủ tướng Czech, quy tắc chung của các lệnh trừng phạt là tác động của nó với Nga phải lớn hơn các quốc gia áp đặt.
Dự kiến, gói trừng phạt mới của Châu Âu sẽ tập trung vào việc cấm nhập khẩu vàng. Danh sách hàng hóa bị cấm xuất khẩu sang Nga cũng sẽ được mở rộng. Nhiều cá nhân của Nga cũng sẽ bị nhắm vào.
Theo ông Fiala, những ngày tới, Ủy ban châu Âu sẽ trình bày gói này. Các quốc gia thành viên có thể phê duyệt ngay sau đó. Vị này cho rằng “nó sẽ có hiệu quả”.
Châu Âu phải sẵn tinh thần Nord Stream 1 không khởi động lại
Trong khi châu Âu ngày càng lo ngại về việc Nga có thể kéo dài thời gian bảo trì đường ống Nord Stream 1 thì các biện pháp trừng phạt mới nhất lên Nga cũng đang được chuẩn bị. Động thái của Nga sẽ làm giảm nguồn cung của châu Âu, đông thời phá vỡ kế hoạch của các quốc gia trong việc lấp đầy kho dự trữ mùa đông, đẩy họ vào một cuộc khủng hoảng năng lượng.
Ông Fiala nói rằng, châu Âu phải sẵn tinh thần cho việc dòng chảy từ Nord Stream 1 có thể sẽ không khởi động lại, chủ động tìm kiếm các nguồn cung cấp khí đốt thay thế, có thể kể đến LNG. Các quốc gia thành viên cũng sẵn sàng tâm thái chia sẻ khí đốt.
Mặc dù ủng hộ ý tưởng sẽ mua chung khí đốt nhưng ông cho rằng, nó rất khó khăn, kể cả về kỹ thuật lẫn thủ tục. Năm nay, ông Fiala cũng không quá lạc quan về việc triển khai ý tưởng này. Đề xuất này sẽ được bộ trưởng năng lượng các nước thành viên EU thảo luận trong một cuộc họp bất thường vào ngày 26/7.
Trước đó, 6 gói trừng phạt của châu Âu nhắm vào Nga đều xoay quanh việc đóng băng tài sản, cấm thị thực đối với quan chức và các tài phiệt Nga. Cùng với đó, các lệnh trừng phạt còn hướng đến kiểm soát xuất khẩu, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga. Các ngân hàng Nga cũng bị loại ra khỏi hệ thống SWIFT.
Lệnh trừng phạt còn cấm nhập khẩu than, dầu nước này. Chỉ có điềudù Ukraine kêu gọi một lệnh cấm vận như vậy, việc nhập khẩu khí đốt vẫn chưa được đề cập đến.