Cơ hội từ bất động sản công nghiệp tại Việt Nam 2021

Cơ hội từ bất động sản công nghiệp tại Việt Nam 2021

Thời gian gần đây bất động sản công nghiệp là lĩnh vực được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm nhờ yếu tố vĩ mô là sự chuyển đổi phát triển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ tại Việt Nam.

Cũng như yêu tố thời cuộc và nhiều dấu hiệu tích cực xuất hiện trên thị trường như thương vụ mua bán xáp nhập doanh nghiệp, sự gia tăng các diện tích đất công nghiệp mới, bất động sản công nghiệp Việt Nam đang nổi lên như một lĩnh vực đầu tư tốt giữa đại dịch covid-19 khi mà phần lớn các ngành kinh tế ít nhiều đều chịu sự tác động lớn của đại dịch mang tính toàn cầu này.

Điểm sáng bất động sản công nghiệp Việt Nam 2021 giữa bối cảnh dịch bệnh covid-19

Bất động sản công nghiệp là những dự án dầu tư xây dựng các khu công nghiệp . Đầu tiên, các chủ đầu tư cho thực hiện và xây dựng các công trình như xây kho bãi cho thuê, nhà xưởng cho thuê, khu đô thị, kho bảo quản cho thuê, văn phòng công ty cho thuê và các dự án đầu tư mặt bằng phục vụ cho việc sản xuất công nghiệp.

Theo ông Trương Quốc Huy, đại diện tỉnh Hà Nam cho biết, bất động sản công nghiệp hay các khu công nghiệp là một yếu tố quan trọng để dịch chuyển cơ cấu của tỉnh Hà Nam theo hướng hiện đại. Về việc phát triển các khu công nghiệp thì trong thời gian tới tỉnh có những định hướng rõ ràng.

Thứ nhất là phát triển bất động sản công nghiệp nhưng gắn liền với các khu công nghiệp và các tiện ích phục vụ người dân như trường học, bệnh viện và các khu sinh hoạt cộng đồng

Thứ 2 là phải đi kèm với việc bảo vệ môi trường và thu hút các doanh nghiệp có công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao.

Tốc độ phát triển của các khu công nghiệp và tiềm năng của bất động sản công nghiệp

Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch và đầu tư, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn có diễn biến hết sức phức tạp, nhưng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 7 tháng đầu năm vẫn đạt 10,5 tỷ USD tăng 3,8% so với cùng kỳ 2020.

Trong số 18 ngành và lĩnh vực các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư tại Việt Nam, thu hút đầu tư công nghiệp chế biến và chế tạo vẫn dẫn đầu với 7,9 tỷ USD chiếm 47,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản tiếp tục duy trì vị trí thứ 3 với tổng vốn đăng ký đạt 1,16 tỷ USD.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục thông kê, tốc độ tăng GDP tổng sản phẩm trong nước của Quý 2/2021 tăng 6,61% so với cùng kì năm 2020 cao hơn tốc độ tăng 0,39% của Quý 2/2020

Tính chung GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,64%, cao hơn tốc độ tăng 1,82% của 6 tháng đầu năm 2020. Trong đó ngành xây dựng và công nghiệp đã chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất. Số liệu ghi nhận trên được xếp vào hàng cao so với các nước trên tế giới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, khi nhìn từ chỉ số về FDI của nền kinh tế vi mô như sự quan tâm đến các nhà đầu tư nước ngoài, bất động sản công nghiệp Việt Nam được đánh giá là phân khúc sáng đối với thị trường nhà đất trong năm 2021.

Cụ thể, tính tới ngày 20/6/2921, tổng vốn FDI thâm nhập vào ngành công nghiệp sản xuất đạt 6,97 tỷ USD, vốn sản xuất hiện tại đang đạt ở mức 3,38 tỷ USD, cao hơn mức 3,23 tỷ USD so với cùng thời điểm năm ngoái.

Cùng với đó, rất nhiều thương vụ đầu tư lớn đã diễn ra trong thị trường trong nửa đầu năm nay. Ví dụ như tại miền Bắc gần 500 triệu USD đã được đầu tư vào công ty Jinko Solar Sông Công trong việc xây dựng khu công nghiệp Sông Khoai tại Quảng Yên. Hoặc là công ty Fukai Technology của Singapore đầu tư vào khu công nghiệp Quang Châu thuộc tỉnh Bắc Giang.

Theo Ts. Nguyễn Đình Chung, nguyên Viện trưởng viện nghiên cứu và QLKT TW (CIEM) cho biết:

“Nền kinh tế của ta đã phát triển tương đối nhanh và chúng ta đã lên một bậc mới trong quá trình phát triển. Đặc biệt là trong phân khúc đầu tư và phát triển ngành công nghiệp chế tác. Trong qua trình phát triển đó, chúng ta đã xây dựng hàng trăm khu công nghiệp và rất nhiều khu công nghiệp đã lấp đầy. Cùng với đó chúng ta đã thu hút và đang chuẩn bị một cách căn bản về vốn đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy nhu cầu về hạ tầng bất động sản công nghiệp, đặc biệt là hạ tầng phục vụ cho các khu công nghiệp có thể bùng phát trong thời gian tới”

Mặt khác, các chuyên gia cũng cho rằng nhu cầu về kho vận logistics cũng sẽ là cơ hội hỗ trợ đáng kể cho việc thúc đẩy bất động sản công nghiệp phát triển mạnh trong tương lai cùng với việc phát triển của bất động sản truyền thống.

Nhìn chung, dù giai đoạn 2020-2021 vẽ ra một bức tranh toàn cảnh khá tiêu cực vì dịch bệnh, bất động sản công nghiệp vẫn chứng kiến một sự tăng trưởng tương đối tốt, cả ngắn hạn và trung hạn, vẫn sẽ có rất nhiều hoạt động đầu tư lớn cho nền công nghiệp Việt Nam. Đặc biệt như dự báo, khi dịch bệnh được kiểm soát và khống chế, phân khúc này sẽ bứt phá mạnh mẽ cả về nguồn cung và nhu cầu.

Exit mobile version