Cổ phiếu lao dốc, thị trường tự do giảm mạnh, đồng USD tăng nhiệt

Chỉ số chứng khoán châu Á đảo chiều lao dốc sau khi Mỹ công bố chỉ số lạm phát trong tháng 2 đạt mức 7,9%.

Thị trường chứng khoán đảo chiều khiến hàng loạt cổ phiếu mất giá trị trước thông tin lạm phát Mỹ tăng nóng.

Thị trường chứng khoán mang nhiều tâm sự

Phiên trưa ngày thứ 6 (11/3/2022) chứng kiến thị trường tiêu cực, chỉ số chứng khoán châu Á đảo chiều lao dốc sau khi Mỹ công bố chỉ số lạm phát trong tháng 2 đạt mức 7,9%.

MSCI Inc. – thước đo chỉ số chứng khoán châu Á giảm điểm 4 tuần liên tiếp, tâm lý bi quan đè nặng lên thị trường khiến các cổ phiếu công nghệ – vốn được kỳ vọng cao cũng không có tín hiệu tích cực.

Thị trường chứng khoán châu Á không khả quan trong thời điểm hiện tại.

Chiến sự Nga – Ukraine gia tăng, Mỹ đối mặt với lạm phát đình trệ, các cuộc đàm phán giữa 2 quốc gia tham chiến hầu như không có kết quả khả quan.

Chỉ số Nasdaq Golden Dragon China theo dõi 98 công ty Trung Quốc lớn nhất đang niêm yết tại Mỹ đã có ngày tồi tệ nhất kể từ năm 2008. Châu Á “mệt mỏi” chứng kiến toàn thị trường bi quan.

Tại Mỹ, châu Âu, các hợp đồng tương lai không tránh khỏi số phận bi thảm. Giá dầu tăng trở lại sau khi giảm 12% vào sáng ngày 10/3. S&P 500 giảm khoảng 12% (so với ngày 3/1), Nasdaq (.IXIC) giảm hơn 20% (so với tháng 11).   

Tổng thống Joe Biden được cho là chuẩn bị áp thuế cao đối với các mặt hàng xuất khẩu từ Nga, đồng thời cấm xuất khẩu dầu của Nga.  

Đồng USD tăng nhiệt

Đồng USD tăng trên thị trường tự do.

Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do, USD-Index hiện đang ở mức 98,42 điểm.

Đồng USD vẫn được ưu tiên chọn làm tài sản tích trữ an toàn trước những rủi ro khi nền kinh tế toàn cầu gặp vận hạn. Trái phiếu kho bạc nhà nước kỳ hạn 10 năm chuẩn của Mỹ liên tục tăng trong tuần này lên khoảng 1,95%.

Ngược lại, Yên Nhật chông chênh giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây.

Các nhà giao dịch tiền tệ cố sức kéo thị trường trở lại trạng thái “bình thường mới”, các kho bạc dồn tổng lực khắc phục sự giảm điểm ngay trong phiên giao dịch cuối ngày 10/3.

Giá vàng vẫn giữ vị trí thượng phong khi vẫn ngưỡng cao 1.994,4 USD/ounce, tăng 18,4 USD/ounce.

Áp lực lạm phát đè nặng lên thị trường toàn cầu, nhìn vào chỉ số thị trường, các nhà hoạch định tài chính lo lắng một cơn địa chấn sẽ xảy ra khiến nền kinh tế toàn cầu tụt giảm, các mặt hàng tăng giá phi mã khiến người tiêu dùng rơi vào cảnh khó khăn.

Nhà phân tích thị trường Fiona Cincotta thuộc City Index nhận xét: “Rủi ro nhất chúng ta đang nhìn thấy chính là lạm phát. Dẫu cho Ngân hàng Trung ương cố gắng thắt chặt tài sản nhưng việc tăng trưởng chung bị đình trệ là điều thực sự bắt đầu”.

Zoe (Nguồn Bloomberg)

Exit mobile version