Giám đốc phân tích Mirae Asset: Cổ phiếu ngân hàng không nổi trội, P/E của thị trường Việt Nam tương đối phù hợp với mức ROE cao

Giám đốc phân tích Mirae Asset: Ngân hàng về nội lực rất tiềm năng, nhưng cổ phiếu lại không nổi trội so với ngành khác - Ảnh 1.

Chiết khấu khá sâu, đặc biệt sau những phiên bán tháo gần đây trên thị trường chung, cổ phiếu ngân hàng liệu có đang ở mức hấp dẫn?

Tiềm năng nhóm cổ phiếu ngân hàng

Ông Lê Quang Minh – Giám đốc Phân tích CTCK Mirae Asset (MAS)  mới đây đã chia sẻ quan điểm về nhóm cổ phiếu ngân hàng. Theo ông, về nội tại thì nhóm ngân hàng rất tiềm năng nhưng cổ phiếu thì lại không quá nổi trội so với các ngành khác. Thêm vào đó, nợ xấu có thể xảy ra đang là rủi ro lớn hiện nay

Như vậy, lãi suất tăng nhưng nợ xấu cũng tăng, nên tiềm năng theo ông không quá nhiều. Báo cáo mới nhất từ FiinTrade cũng cho thấy, giá cổ phiếu ngân hàng đang đi ngược với những diễn biến về tăng trưởng lợi nhuận.

Cụ thể, đánh giá kết quả kinh doanh của 9/27 ngân hàng đã công bố Báo cáo tài chính quý 1 đều ghi nhận tăng mạnh nhờ thu nhập từ phí, trong đó LNST của nhóm tăng 106% so với cùng kỳ và tăng 184% so với quý 4/2021, chủ yếu được đóng góp bởi VPBank (VPB) nhờ ghi nhận phí trả trước từ hợp đồng bancassurance với AIA; và LienVietPostBank (LPB) nhờ thu hồi lãi từ các khoản vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được cơ cấu trước đây.

Mặc dù vậy, các ngân hàng lớn như VCB, TCB và CTG vẫn chưa công bố nên bức tranh này chưa phản ánh đầy đủ.

Trên thị trường, giá cổ phiếu ngân hàng đang đi ngược với những diễn biến về tăng trưởng lợi nhuận khi giảm 4,3% so với cuối năm 2021. Định giá P/B của cổ phiếu ngân hàng đang tiệm cận về mức trung bình 3 năm, tuy nhiên thanh khoản toàn thị trường chưa thực sự cải thiện và triển vọng lợi nhuận của ngành chưa có dấu hiệu đột phá khiến cổ phiếu ngân hàng khó có thể lội ngược dòng trong các tháng gần đây.

ViMoney: Cổ phiếu ngân hàng: Nội lực ngành rất tiềm năng, nhưng cổ phiếu không nổi trội h1

Nhóm tài chính, bao gồm ngân hàng và CTCK.

Triển vọng thị trường chung

Nói về toàn thị trường, ông Minh đánh giá thị trường chứng khoán sẽ biến động hơn trong năm 2022.  Hầu hết các hoạt động kinh tế đã được khôi phục do vắc xin đã được bao phủ nhưng nguy cơ các biến chủng mới, sự thay đổi trong định hướng chính sách tiền tệ toàn cầu, lạm phát, nợ xấu là những rủi ro mà thị trường còn phải đối mặt.

VN-Index đã điều chỉnh trong quý đầu năm sau khi thiết lập mức đỉnh cao mới đầu tháng 1 ảnh hưởng từ các yếu tố nhưu Fed tăng lãi suất, xung đột Nga-Ukraine khiến giá nhiều loại hàng hóa tăng cao gây ra nguy cơ lạm phát trên toàn cầu.

Nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là động lực chính của thị trường khi cuối tháng 3, số lượng tài khoản chứng khoán của cá nhân (hơn 4,9 triệu) chiếm khoảng 5% dân số.

Ông Minh đánh giá mức định giá hiện tại vẫn tương đối hấp dẫn cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam và tiềm năng thu hút dòng vốn ngoại, đồng thời các đổi mới đang được thực hiện nhằm thỏa mãn các tiêu chí nâng hạng thị trường mới nổi,cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường. Tuy nhiên, điều đang lo ngại là việc khối ngoại duy trì đà bán ròng kể từ năm 2020 đến nay.

Thị trường Việt Nam đang được giao dịch ở mức P/E tương đối phù hợp với mức ROE cao, P/E dù cao hơn các thị trường cận biên và mới nổi, nhưng thấp hơn nhiều thị trường trong khu vực như Indonesia, Ấn Độ, Philippines, Thái Lan.

Do đó, MAS dự phóng tăng trưởng EPS của VN-Index năm 2022 được giữ nguyên ở mức 22%, so với mức tăng 35,6% năm 2021.

Exit mobile version