Những cổ phiếu tiềm năng có EPS tăng trưởng trong 3 năm

ViMoney: Những cổ phiếu tiềm năng có EPS tăng trưởng trong 3 năm

Làm thế nào để lọc ra những cổ phiếu tiềm năng luôn là mối quan tâm của các nhà đầu tư. Đối với những nhà đầu tư quan tâm đến yếu tố cơ bản của cổ phiếu, bên cạnh tiêu chí ROE > 15% trong vòng 3 năm với xu hướng tăng liên tục, tiêu chí EPS > 1,500 đồng trong 3 năm và tăng liên tục cũng cho thấy doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

EPS là gì? Cách lọc cổ phiếu dựa trên EPS?

EPS (Earning Per Share, thu nhập trên cổ phần) là lợi nhuận sau thuế trên 1 cổ phiếu. EPS còn được hiểu như khoản lời mà nhà đầu tư có thể có được trên lượng vốn bỏ ra ban đầu, giúp nhà đầu tư xem xét có nên đầu tư vào cổ phiếu hay không.

Nhà đầu tư có 2 cách lọc cổ phiếu dựa trên EPS:

ViMoney: Những cổ phiếu tiềm năng có EPS tăng trưởng trong 3 năm h2

Cách 1: EPS 3 năm liên tiếp (ví dụ: 2019-2021) > 1,500 đồng và tăng trưởng liên tục.

Cách 2: Tăng trưởng EPS > 10% trong 3 năm liền (ví dụ: 2019-2021) và EPS 2021 > 1,500 đồng.

Lưu ý: Khi lọc cổ phiếu dựa trên EPS và tăng trưởng EPS, nhà đầu tư nên kết hợp thêm các bước như định giá cổ phiếu (cách cơ bản nhất là định giá theo P/E), xác định xu hướng và điểm mua,…

Cả 2 cách nói trên đều mang lại hiệu quả khá khả quan. Năm 2021, các cổ phiếu đáp ứng tiêu chí lọc theo 2 cách trên đều tăng giá, chỉ duy nhất trường hợp cổ phiếu của CTCP Tư vấn Xây dựng Điện 3 (HNX: TV3) giảm giá.

Đọc thêm: Tìm hiểu về EPS (Earnings Per Share) là gì?

Danh mục cổ phiếu tiềm năng lọc theo EPS

Danh mục cổ phiếu lọc theo cách 1

EPS 3 năm liên tiếp (2019 – 2021) > 1,500 đồng và tăng trưởng liên tục, 0 < P/E < 17

Cổ phiếu trên sàn HNX

Danh mục cổ phiếu lọc theo cách 2

Tăng trưởng EPS 2020, EPS 2021 > 10%; EPS 2021 > 1,500 đồng, 0 < P/E < 17

Cổ phiếu trên sàn HNX

Nhược điểm của EPS

Khi có những biến động của doanh nghiệp như doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chu kỳ biến động cao, doanh nghiệp bán tài sản,…., chỉ số EPS dễ bị bóp méo.

Bên cạnh đó, EPS sẽ giảm trong trường hợp doanh nghiệp phát hành thêm các trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu thông thường hay cổ phiếu ESOP. Lúc này, nhà đầu tư sẽ gặp nhiều rủi ro và giảm mức lợi nhuận thu được trên mỗi cổ phiếu.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể gặp rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp có lợi nhuận ảo bằng việc tăng số lượng hàng tồn kho và các khoản phải thu.

TUYÊN BỐ TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM: Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không cấu thành lời khuyên về đầu tư.

Nguồn: VietStock

Exit mobile version