Cổ phiếu xe điện của tập đoàn China Evergrande “vượt bão”

Cổ phiếu xe điện của tập đoàn China Evergrande “vượt bão”

Sau khi công ty huy động được khoảng 347 triệu HKD, dự kiến cổ phiếu của đơn vị xe điện Evergrande New Energy Vehicle Group sẽ tăng 4,8% lên 3,7 HKD. Đơn vị EV thuộc China Evergrande (3333.HK) đã phát hành khoảng 900 triệu cổ phiếu.

Trong động thái mới nhất, tỷ phú Hui Ka Yan tuyên bố China Evergrande sẽ rời khỏi lĩnh vực phát triển bất động sản và đưa EV trở thành lĩnh vực kinh doanh chính trong vòng 10 năm.

Dữ liệu do Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc công bố, Tập đoàn xe năng lượng mới Evergrande New Energy Vehicle Group đã nộp đơn xin phê duyệt kinh doanh mẫu xe điện thể thao đa dụng đầu tiên mang tên Hengchi 5 vừa được trưng bày tại triển lãm Auto Shanghai.

Một mẫu xe của Evergrande New Energy Vehicle Group Hengchi 1 EV được trưng bày tại Auto Shanghai 2021.

Trước đó, nhà sản xuất ô tô cho biết họ có kế hoạch bắt đầu sản xuất xe điện từ quý IV năm nay và giao hàng cho khách hàng vào đầu năm sau. Cho đến nay, hãng đã trình làng 9 mẫu mang thương hiệu Hengchi, – mang nghĩa là “không bao giờ dừng lại”, nhưng chưa có mẫu nào được sản xuất.

Vào tháng 9, ngay cả khi cuộc khủng hoảng thanh khoản của China Evergrande đang leo thang, một dàn xe gồm 53 chiếc bao gồm 5 mẫu EV – Hengchi 1,3,5,6,7 – được cho là đã hoàn thành bài kiểm tra 70 ngày trên quãng đường dài 500km ra mắt công chúng. Các cuộc thử nghiệm được thực hiện ở Turpan ở tỉnh Tân Cương phía Tây Bắc Trung Quốc và 1 địa điểm khác thuộc đảo Hải Nam.

China Evergrande và những món nợ

China Evergrande – tập đoàn nắm giữ 2% GDP cả nước đang nợ 1.970 tỷ NDT (305 tỷ USD) bao gồm các khoản vay và nghĩa vụ hợp đồng với các nhà cung cấp.

Trước đó, nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu chủ tịch China Evergrande Hui Ka Yan, 63 tuổi, sử dụng một số tài sản cá nhân của mình để trả bớt nợ cho tập đoàn. Những rắc rối của China Evergrande trong việc thanh toán các khoản nợ trái phiếu quá hạn đã khiến thị trường bất động sản nói riêng và tài chính nói chung gặp “vận hạn”. Nhiều nhà đầu tư, nhà môi giới rơi vào tình trạng khủng hoảng.

Trong thời gian qua, Evergrande đã xoay sở để hoàn thành 1 số khoản trả lãi suất để ngăn chặn sự phá sản, ít nhất đến thời điểm hiện tại. Sau khi “cứu nguy” vào phút chót với 3 khoản nợ khổng lồ, China Evergrande chuẩn bị đối mặt với các khoản lãi trái phiếu có tổng giá trị hơn 255 triệu USD cho trái phiếu kỳ hạn tháng 6/2023 và năm 2025 vào ngày 28/12 tới đây. Theo các nhà phân tích của Moody’s và S&P Global Ratings, công ty có khoản thanh toán lãi hoặc gốc trị giá khoảng 8 tỷ USD cho trái phiếu nước ngoài sẽ đến hạn trong năm 2022.

Công ty con sản xuất ô tô của họ đã báo cáo khoản lỗ trong nửa đầu năm là 4,8 tỷ NDT sau khi giá trị vốn hóa thị trường giảm 75 tỷ USD vào tháng 7. Công ty cho biết vào tháng 3 năm nay rằng họ đặt mục tiêu bán được hơn 1 triệu xe vào năm 2025 và hơn 5 triệu chiếc xe vào năm 2035.

Trong diễn biến khác, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đưa ra tín hiệu mới trước chỉ số phát triển kinh tế đang đi chậm lại. Được biết, mọi biện pháp nới lỏng có thể sẽ tập trung vào các công ty vừa và nhỏ. “Chúng tôi dự đoán Bắc Kinh sẽ nhanh chóng tăng cường đáng kể các biện pháp nới lỏng tài chính và kích thích tiền tệ”, nhà chính sách Lu Ting phát biểu.  

Trước mắt, Trung Quốc phải đối mặt với “nhiều thách thức” trong việc duy trì hệ thống tài chính an toàn. Liu Shijin – Ủy viên Ủy ban bảo hiểm tài chính của tổ chức tài chính trung ương đã đề cập trong một hội đồng thảo luận trực tuyến rằng hệ thống tài chính có thể bước vào giai đoạn “gần như đình trệ”. Dĩ nhiên, vấn đề này cần phải được xem xét 1 cách cẩn trọng nếu nó xảy ra, “không có gì là không thể”.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS/Bloomberg)

Exit mobile version