“Quái vật” Ida kìm hãm hoạt động sản xuất ở Mỹ

ViMoney-bao-ida-thiet-hai-o-My

Hoạt động sản xuất của Mỹ gặp trở ngại lớn

Cơn bão “quái vật” Ida đã đổ bộ vào New Orleans vào hôm 29/8 sau khi đi xuyên qua Vịnh Mexico đã khiến các nhà máy sản xuất của Mỹ bị ảnh hưởng. Các nhà máy sản xuất động cơ xe buộc phải đóng cửa do tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn và vi mạch điện tử, tuy nhiên, do hàng tồn kho ít nên hoạt động sản xuất vẫn diễn ra bình thường.

Ngân hàng trung ương Mỹ ước tính rằng cơn bão Ida đã tàn phá sản xuất năng lượng ngoài khơi của Mỹ và làm mất điện ở Louisiana vào cuối tháng 8 buộc các nhà máy hóa dầu phải đóng cửa.

Bão Ida tại Mỹ gây ra tổn thất về dầu mỏ tồi tệ nhất trong 16 năm qua

Các nhà phân tích ước tính, có thể mất từ 2-3 tuần để khởi động lại hoạt động của các giàn khoan dầu và phục hồi hoàn toàn sản lượng tại các nhà máy lọc dầu ở Louisiana. Hơn nữa, việc khôi phục nguồn điện, yếu tố quan trọng để đưa các nhà máy lọc dầu trở lại hoạt động cũng có thể mất vài tuần.

Nishant Bhushan, nhà phân tích thị trường dầu tại Rystad Energy cho biết: “Ảnh hưởng từ bão Ida kéo dài hơn thị trường dự báo, một phần sản lượng vẫn chưa phục hồi, giá dầu tăng vì thiếu cung trong bối cảnh các cơ sở lọc dầu hoạt động trở lại nhanh hơn bên khai thác dầu”.

Chứng khoán trên phố Wall vẽ nên bức tranh ấn tượng với sắc xanh bao trùm, tuy nhiên đồng USD không giữ được thế thượng phong khi liên tục biến động trái chiều.   Jennifer Lee, nhà kinh tế cấp cao của BMO Capital Markets đánh giá: “Lạm phát đã giảm nhẹ trong tháng 8, nhưng cuộc chạy đua tài sản vẫn chưa đến hồi kết”.

Vào ngày 13/9 vừa qua, dự thảo tăng thuế mới của Hạ viện trở thành điểm nóng khi chính phủ Mỹ dự định nâng thuế suất doanh nghiệp lên 26,5%, áp thuế phụ thu 3% đối với cá nhân có thu nhập trên 5 triệu USD cùng nhiều thay đổi về thuế di sản.

Nếu dự thảo có hiệu lực sẽ góp phần tạo ra hơn 2000 tỷ USD nhằm mở rộng chương trình Medicare. Đảng Dân chủ cũng đang nghiên cứu chương trình nghị sự cắt giảm thuế với niềm tin rằng chính phủ có thể tiết kiệm 700 tỷ USD, góp phần tiết kiệm 600 tỷ USD ngân sách.

Tình hình lạm phát đáng lo ngại, các dữ liệu từ ngày 15/9 cho thấy giá nhập khẩu giảm lần đầu tiên trong 10 tháng, những tắc nghẽn dai dẳng trong chuỗi cung ứng có thể khiến lạm phát “đu đỉnh”.

Chỉ số tiêu dùng Mỹ tăng mạnh nhất trong 13 năm

Trong tháng 5/2021, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 5,3% so với cùng kỳ, trong khi đó, con số được lấy từ cuộc khảo sát bởi Dow Jones đưa ra là 4,7%. Mức tăng CPI đáng báo động kể từ mùa hè năm 2008 khi Mỹ rơi vào vòng xoáy của cuộc Đại Suy thoái.

Trong khi đó, chỉ số CPI lõi tăng cao hơn so với dự đoán của Dow Jones (đạt 3.8% so với cùng kỳ năm ngoái). So với tháng 7, tổng chỉ số tiêu dùng tăng 0,5%. So với tháng trước, CPI tổng tăng 0.8%, trong khi CPI lõi tăng 0.7%. Trong khi đó, các chuyên gia kinh tế dự báo CPI tổng và CPI lõi đều tăng 0.5%.

CPI cốt lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) và CPI của Mỹ

Trong báo cáo ngày 14/9, bộ Tài chính Mỹ cho hay nước này đang chịu  khoản thâm hụt ngân sách cao thứ 2 trong lịch sử tăng lên 2710 tỷ USD. Nguyên nhân đến từ các khoản thâm hụt do các gói cứu trợ trị giá hàng tỷ USD được tung ra trong đại dịch Covid-19.

Doanh nghiệp rơi vào tình trạng thiếu nguồn cung nguyên vật liệu tạo áp lực giá đến nền kinh tế chung. Tình trạng tắc nghẽn vận chuyển, cảng biển 1 số khu vực đóng băng, chi phí nhập liệu cao, lương chi trả lao động cao hơn là những thách thức đối với các doanh nghiệp muốn bảo vệ lợi nhuận.

Trước tình hình này, Chủ tịch cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell đã khẳng định rằng lạm phát cao trong thời gian trên chỉ mang tính chất tạm thời. Fed tin rằng đà tăng hiện tại chỉ xuất phát từ những yếu tố tạm thời và sẽ dần dần giảm bớt sau đó.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Reuters/CNBC)

Exit mobile version