Ngành công nghiệp blockchain ở Việt Nam thiếu nguồn nhân lực để phát triển.
Ở Việt Nam, ngành blockchain ghi nhận sự phát triển nhanh chóng, tuy nhiên thực trạng nước ta đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt chuyên gia nghiêm trọng.
Mặc dù chúng ta sở hữu lượng kỹ sư công nghệ không hề nhỏ nhưng những lao động am hiểu về lĩnh vực blockchain chưa đáp ứng được 1/5 nhu cầu hiện tại. Số lượng dự án tăng vọt cũng dẫn đến tình trạng cầu lớn hơn cung. Điều này buộc các doanh nghiệp trong nước phải mở rộng phạm vi tìm kiếm lao động ra bên ngoài.
Trang Bizhub cho hay, Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động, nhân lực trong ngành công nghiệp blockchain.
Chúng ta có các nhà phát triển phần mềm tiềm năng, nhưng chỉ 1 số ít đáp ứng được trình độ am hiểu về blockchain và ứng dụng nó trong các lĩnh vực khác nhau.
Ông Trịnh Ngọc Đức, CEO công ty phát triển game Fight of the Ages cho biết, sự khan hiếm lập trình viên blockchain có kinh nghiệm dẫn đến ứng tuyển không liên tục, thậm chí ngành cũng không có nhiều chương trình đào tạo. Sự thiếu hụt số lượng kỹ sư phần mềm 1 trong những lý do khiến nhiều dự án tiềm năng trong nước bị bỏ ngỏ.
Hiện hơn 50 lĩnh vực bao gồm tài chính, giáo dục, y tế, nông nghiệp,…đã và đang bắt đầu từng bước áp dụng blockchain như một giải pháp giải quyết vấn đề, 600 dự án liên quan đến GameFi…chúng ta đang chứng kiến một thực trạng đáng buồn – các chuyên gia về blockchain ở trong nước đang khiêm tốn về số lượng.
Giải nhiệt cơn khát nhân sự ngành công nghiệp blockchain
Thị trường đang lên cơn khát lập trình viên blockchain, các công ty phải cạnh tranh nhiều hơn với hy vọng có trong tay những chuyên gia ưu tú, am hiểu và yêu thích blockchain.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Dung, chuyên gia thuộc Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC), bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, nhân sự là vấn đề với nhiều công ty blockchain Việt Nam. Nhiều công ty blockchain Việt Nam buộc phải chiêu mộ các chuyên gia từ nhiều quốc gia lân cận như UAE, Ấn Độ, Hàn Quốc, châu Âu,…
Ở các trường đại học trong nước chưa có bộ môn giảng dạy về ngành công nghiệp blockchain, bà Dung cho hay chúng ta cần tăng cường đào tạo qua các chương trình hợp tác quốc tế.
Trên kênh tuyển dụng Vietnamworks thực hiện khảo sát, nhóm ngành kỹ sư phần mềm blockchain hiện đang được hưởng mức lương cao nhất.
Điều đáng nói, Việt Nam không phải quốc gia duy nhất phải đối diện với tình trạng thiếu nguồn lực lao động trong lĩnh vực blockchain.
Báo cáo từ mạng xã hội LinkedIn khẳng định, nhu cầu tuyển dụng lập trình ngành công nghiệp blockchain sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm 2022.
Từ năm 2020 đến nay, các tin tuyển dụng có từ khóa “blockchain” đã tăng gần 400% so với cùng kỳ ở Mỹ. Chỉ riêng các vị trí như “kỹ sư blockchain”, “lập trình viên blockchain” chiếm 15,64% tổng số việc làm đang được tuyển dụng trên LinkedIn.
Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.