Cơn sốt NFT – Những nguy cơ tiềm ẩn

Cơn sốt NFT - Những nguy cơ tiềm ẩn

Năm 2021 chứng kiến sự tăng trưởng bùng nổ của lĩnh vực NFT (viết tắt của “non-fungible token” – mã thông báo không thể thay thế) với những giao dịch trị giá lên đến hàng chục triệu USD. Nhưng cơn sốt NFT này có là một chỉ dấu về tương lai của tài sản kỹ thuật số hay chỉ là một dạng bong bóng đầu cơ?

Cơn sốt NFT – Tiềm ẩn nhiều rủi ro

NFT cũng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn, một trong số đó đến từ đặc tính nổi bật của NFT. Do ai cũng có khả năng tạo ra NFT từ bất cứ thứ gì, sẽ có rất nhiều NFT vô giá trị trôi nổi trên mạng. Tính độc nhất không đảm bảo sự gia tăng giá trị cho NFT.

Ngoài ra, NFT là một tài sản đầu cơ và giá trị của NFT được tạo ra từ sở thích và niềm tin của những người tham gia giao dịch mà chưa có cơ chế định giá cụ thể nào. Tuy nhiều NFT đã tăng giá trị lên tới 2000% trong năm 2020, khoảng thời gian đầu năm 2021 đã ghi nhận nhiều sự sụt giá lên tới 70% so với đỉnh điểm. Do đó, nhiều người lo lắng rằng cơn sốt NFT đã qua, bong bóng NFT đã vỡ và sắp tới sẽ có nhiều người chơi có khả năng sẽ phải chịu những khoản lỗ nặng.  

Đối với các nhà kinh doanh, NFT đại diện cho một cơ hội mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Tuy nhiên, nhiều người vẫn có thái độ thận trọng đối với triển vọng của lĩnh vực này. Theo Chủ tịch Hiệp hội blockchain Singapore Chia Hock Lai, thị trường NFT chưa được quản lý chặt chẽ, thiếu tính thanh khoản và quy trình định giá không rõ ràng.

Hiện chưa có cơ chế nào về việc định giá các NFT, giá cả đều do người bán và người mua tự quyết định. Do đó, giá của NFT trong nhiều trường hợp bị thổi lên quá cao.

Trên thực tế, bất kỳ ai đều có thể tạo ra NFT. Các nhà chuyên gia của Đại học London (Anh) cho biết, chỉ khoảng 1% trong số 4,7 triệu tác phẩm NFT là có giá hơn 1.500 USD, số còn lại rất rẻ hoặc vô giá trị. Và cũng không ai có thể đảm bảo rằng những NFT này sẽ tồn tại sau nhiều năm nữa.

Đại học Quản lý Singapore, Lee Kong Chian – Phó Giáo sư tài chính Hồ Kiếm Phong của Viện kinh doanh cho rằng, mặc dù có một số ý tưởng về việc ứng dụng NFT để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhưng đến nay NFT chủ yếu vẫn được sử dụng để thể hiện cá tính và khoe khoang sự giàu có. Vì vậy, nếu như không có quy định cụ thể, bong bóng của NFT có thể sẽ nổ ra.

Hiện nay, thị trường NFT thiếu sự quản lý giám sát, tồn tại nhiều rủi ro như lừa đảo và rửa tiền. Công ty hàng đầu chuyên điều tra các tội phạm sử dụng blockchain Chainalysis thông qua phân tích blockchain và theo dõi giao dịch, phát hiện có 262 khách hàng bán đi bán lại cùng một NFT ít nhất 25 lần, khả năng giao dịch thao túng giá để mua bán ảo cao.

NFT thường được mua bán trực tuyến, thanh toán bằng các loại tiền điện tử và được mã hóa bằng phần mềm cơ bản như nhiều loại tiền điện tử. Chính vì thế, nhiều người băn khoăn về tính hợp pháp của NFT. Thực tế thì nhiều quốc gia trên thế giới chưa công nhận tiền mã hóa

NFT đem đến xu hướng mới trong phát triển của công nghệ, trong bối cảnh ngày càng có nhiều lĩnh vực đời sống được số hóa Trong lĩnh vực nghệ thuật, sự phát triển của NFT cho thấy một sự thay đổi lớn đang diễn ra về cách xã hội và người tiêu dùng đang ngày càng chấp nhận hàng hóa kỹ thuật số.

Trang công nghệ tài chính Finextra chỉ ra rằng, thị trường NFT sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Thời gian vừa qua, các lệnh giới nghiêm để phòng, chống Covid-19 khiến thời gian sử dụng internet trên toàn cầu tăng cao, trở thành một yếu tố góp phần tạo nên cơn sốt NFT.

Tuy nhiên, đối diện với những rủi ro và thách thức mà thị trường NFT phải đối mặt, sẽ cần đến sự can thiệp của các cơ quan quản lý để bảo vệ người dùng và đảm bảo cho tương lai bền vững của NFT cũng như kinh tế số.

Exit mobile version