Công nghệ Cross-chain: Bệ phóng nâng tầm DeFi

Công nghệ Cross chain: Bệ phóng nâng tầm DeFi

Sự xuất hiện của công nghệ cross-chain đã giải quyết những vướng mắc bấy lâu nay của Blockchain.

Là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong thời gian gần đây, cross-chain được kỳ vọng sẽ giải quyết vấn đề tốc độ giao dịch giữa các blockchain với nhau nhằm tối ưu hoạt động chuyển tài sản tiền điện tử.

Cross-chain là gì?

Như mở đầu, cross-chain là giải pháp mới giúp đỡ hoạt động chuyển tài sản tiền điện tử, tokens, dữ liệu từ blockchain này sang blockchain khác (các blockchain có cấu trúc khác nhau).

Nếu chưa có cross-chain, việc chuyển tiền rất khó thực hiện bởi mỗi blockchain có một cấu trúc khác nhau, giao thức khác nhau và không thể “giao tiếp” với nhau. Hiểu nôm na, ở Anh không tiêu được tiền Nhật Bản, bởi vậy cần có 1 “người thứ 3” để có thể thực hiện việc này.

Trong không gian crypto cũng vậy, cross-chain ra đời để xử lý các giao dịch như vậy. Hiện tại, nó được coi là giải pháp để tăng cường khả năng tương tác giữa các blockchain. Cross-chain cho phép các blockchain có thể “nói chuyện” với nhau để trao đổi thông tin với nhau để người dùng có thể tận hưởng đầy đủ lợi ích của các công nghệ blockchain khác nhau.

Cách thức hoạt động của phiên bản tiên tiến này cũng khác biệt. Đối với blockchain ta sẽ wrap token ở mạng lưới này để trở thành token có thể sử dụng ở mạng lưới kia.

Ví dụ: Người A muốn gửi ETH lên mạng Bitcoin. Lúc này người A cần wrap ETH thành wBTC và sử dụng trên mạng lưới Ethereum.

Wrap token là một loại định dạng tiền điện tử có giá trị dựa vào giá của tiền điện tử gốc. Việc wrap token giống như bạn cho định dạng gốc của token mặc 1 lớp áo để có thể hoạt động được trên nền tảng blockchain khác, điều mà định dạng gốc ban đầu không thể làm được. Chính điều nay khiến token phát huy được công dụng của mình trên các mạng lưới khác nhau.

Công nghệ cross-chain tăng tương tác giữa các blockchain

Ưu nhược điểm của công nghệ cross-chain

Ưu điểm

Cross-chain tăng khả năng tương tắc giữa các blockchain mang lại một giải pháp công nghệ blockchain hoàn chỉnh. Ngoài ra, nhờ sự tương tác qua lại giữa các blockchain với nhau, một lượng lớn thanh khoản có thể dễ dàng được tạo ra và di chuyển linh hoạt trong các nền tảng blockchain. Nhờ đó, các token có thể trao đổi nhanh chóng, đơn giản hơn.

Nhược điểm

Mới mẻ quá. Nghe có vẻ vô lý thế nhưng chính vì đây là giải pháp mới nên việc hoàn thiện và tương tác giữa các blockchain mới chỉ dừng lại ở việc hoán đổi token. Các blockchain riêng lẻ cũng chỉ dừng lại ở mức độ khắc phục những tồn động và không thể toàn diện đi sâu vào mọi lĩnh vực trong đời sống, còn là một chặng đường dài phía trước.

Cơ chế hoạt động phổ biến của cross-chain

Cross-chain là giải pháp mới giúp đỡ hoạt động chuyển tài sản tiền điện tử

Validator

Có thể hiểu là công cụ kiểm tra dữ liệu tương tác với nhiều chuỗi blockchain khác, thực hiện giao dịch. Tuy nhiên Validator có tính bảo mật khá kém.

Stateless SPV (Special-Purpose Vehicle)

Là giao thức đặc biệt sử dụng hợp đồng thông minh để xác minh các PoW có thể tùy chỉnh cho mọi hoạt động. Nó còn được hiểu như thành phần trung gian để xác minh các giao dịch đơn lẻ.

Relay

Mang nhiệm vụ là cầu nối cho phép một smart contract trên một blockchain cụ thể xác minh, giao dịch và sự kiện diễn ra trên một blockchain khác. Nhờ vậy, Relay nắm giữ toàn bộ lịch sử của một blockchain, bởi vậy chi phí vận hành Relay khá tốn.

Merged Consensus

Phương pháp làm gia tăng tương tác giữa 2 blockchain với nhau. Các dự án như ETH 2.0 và Cosmos đều sử dụng merged consensus.

Federation

Xác nhận độ tin cậy giữa 2 chuỗi blockchain đòi hỏi độ tin tưởng cao của bên trung gian. Đây là hạn chế lớn nhất của nó vì nó phá vỡ mọi bản chất phân quyền của blockchain.

Giải pháp cross-chain mới

Chính là giải pháp AMM (Automated Market Maker) của SushiSwap. Đây là công cụ hoạt động trên DeFi, dùng Ethereum để đặt giá token. Tại AMM, không có lệnh buy hay sell và không cần tìm kiếm người khác để bán token thu tiền về.

Các nhà đầu tư không cần phải tìm kiếm người khác để bán tiền của mình thu lợi nhuận. Thay vào đó, 1 smart contract đóng vai trò tạo ra các giao dịch trao đổi này bằng cách tạo ra các pool để người dùng chứa các khoản dự trữ giao dịch. Và pool này không ai có quyền kiểm soát tài sản.

Kết luận lại, trong tương lai, công nghệ cross-chain tạo điều kiện thuận lợi cho việc chia sẻ thông tin, thanh toán và tài nguyên, hoán đổi token hiệu quả và dễ dàng tiếp xúc với nhiều blockchain. Trong môi trường kinh doanh tương lai ứng dụng blockchain, các khách hàng có thể xử lý các giao dịch một cách hiệu quả mà không cần chịu chi phí cao.

Ứng dụng cross-chain còn được sử dụng rộng rãi trong NFT, smart contract, phục vụ nhu cầu của mọi người trong thế giới tiền điện tử với tốc độ nhanh và chi phí thấp hơn.

Zoe Nguyen

Exit mobile version