Công thức mua sắm của người Mỹ thay đổi để thích ứng với lạm phát

Tác động tiêu cực từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng đã tạo môi trường khắc nghiệt đối với người tiêu dùng.

Đối diện với những gian hàng có mức giá thay đổi ảnh hưởng từ lạm phát, người tiêu dùng Mỹ thay đổi thói quen mua sắm.

Thay đổi để thích ứng

“Người Mỹ sẽ thôi trầm lặng” bởi nhịp tăng giá cả hàng hóa như thời buổi hiện tại khó lòng để họ có thể ngâm nga mãi giai điệu bình yên.

Tại một cửa hàng tư nhân, Susan Pollack – Quản lý tại 1 công ty Bất động sản đang dành thời gian mua sắm. Cô cho biết, vào tuần trước, tại một siêu thị ở Costco ở Marina del Rey, California, cô đã giật mình khi nhìn thấy giá của một gói giấy vệ sinh số lượng lớn đã tăng từ 17 USD lên 25 USD.

Tại gian hàng thực phẩm bán thịt, giá thực phẩm tươi sống thậm chí còn tăng phi mã, 200 USD cho 1 gói có 5 miếng sườn.

Nhiều người tiêu dùng như Susan tìm cách cắt giảm các mặt hàng xa xỉ và chuyển hướng sang các loại hàng bình dân, thậm chí họ còn tìm cách nấu ăn tại nhà thay vì những món ăn bán sẵn.

Tác động tiêu cực từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng đã tạo môi trường khắc nghiệt đối với người tiêu dùng.

Chi phí năng lượng tăng cao ảnh hưởng từ Nga – Ukraine đã là 1 trong những yếu tố tăng tỷ lệ lạm phát khiến các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán lo sợ. Chính quyền Tổng thống Joe Biden buộc phải hành động vì liên quan đến vị thế chính trị.

Ai là người hiểu rõ nhất?

Người tiêu dùng chính là đối tượng hứng chịu toàn bộ áp lực của thị trường. Nông sản thiếu hụt, giá thực phẩm neo ở mức cao chưa từng có.   

Tại một siêu thị ở Elizabeth, NJ, Hagar Dale, Instacart 35 tuổi chỉ tay vào gói đồ uống từng được bán chỉ với 0,25 USD, bây giờ nó đã có giá 0,56 USD.   

Ray Duffy, 66 tuổi, lái xe hơn 10km từ Garwood, NJ đến Centreville để mua sắm tại một siêu thị chuyên bán thực phẩm Hàn Quốc vì ở đây có mức giá thấp hơn ở siêu thị lớn. “Để tiết kiệm tiền, tôi phải lái xe đi 3 địa điểm mua bán”, Ray trầm ngâm nói.

Alyssa Sutton, một chủ doanh nghiệp tư nhân, 53 tuổi đã phải thay đổi thói quen mua sắm của mình, ông hạn chế đến King’s Food Market ở Short Hills, NJ, thay vào đó là những cửa hàng tạp hóa nhỏ hơn – nơi bán một lọ sốt cà chua chỉ với giá 6,49 USD.

Một chuyên gia kinh tế cho hay, xung đột Nga – Ukraine đã khiến thị trường mì ống và ngũ cốc chịu ảnh hưởng trầm trọng.   

Bạn phải bỏ ra gấp đôi số tiền so với trước đây để mua bán mọi thứ, nhiều khi bạn phải tự nói với chính mình rằng, liệu mọi thứ có cần thiết để mua hay không.

Nhiều hộ gia đình quyết định cắt giảm thịt. Angie Goodman, một quản gia đến từ Culver City, California, thường ăn thịt lần/tuần và ông ý quyết định thể sẽ phải giảm xuống 1 lần/tháng.

Cô Goodman, 54 tuổi tiết lộ thu nhập của mình khoảng 15 USD/giờ nói rằng chi phí sinh hoạt của gia đình cô cần phải hoạch định lại bởi giá năng lượng và thực phẩm đã tăng vọt.

Lạm phát có thể dẫn đến suy thoái

Ông Lloyd Blankfein – Cựu Giám đốc điều hành Goldman Sachs.

Cựu Giám đốc Goldman Sachs – ông Lloyd Blankfein nói rằng: “Tôi tin rằng nền kinh tế có thể đạt đến nguy cơ suy thoái nếu FED cứ tiếp tục tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát”.

Blankfein nhấn mạnh rằng: “Yếu tố rủi ro đối với suy thoái là rất, rất lớn”.

Tuần trước, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell thừa nhận rằng việc tăng lãi suất sẽ khiến thị trường không tránh khỏi các cú shock tài chính – một kết quả tồi tệ.  

Điều khiến FED lo lắng là làm thế nào để hạ nhiệt lạm phát về con số mục tiêu là 2%. Ngày càng nhiều nhà kinh tế đặt câu hỏi rằng Ngân hàng trung ương có thể ra tay ngăn chặn tình trạng tăng giá hàng hóa mà không gây ra suy thoái hay không?

Vào tháng 3, FED tăng lãi suất ngắn hạn lên 50 điểm cơ bản trong bối cảnh cơ quan này “chạy nước rút” để vượt qua cơn bão lạm phát gia tăng tại Mỹ. Đây được coi là mức tăng lãi suất cao nhất trong 20 năm trở lại đây.

Blankfein nói với CBS rằng ông đồng ý với đánh giá của ông Powell về các chỉ số kinh tế đang khiến lạm phát có xu hướng đình trệ. “Nó sẽ khá khó khăn và áp lực”, ông Blankfein đánh giá.

Zoe

Exit mobile version