Công ty tài chính “khủng bố” đòi nợ dù không vay tiền bạn cần làm gì?

Công ty tài chính "khủng bố" đòi nợ dù không vay tiền bạn cần làm gì?

Khi người vay không trả nợ đúng hạn, không chỉ người vay bị công ty tài chính gọi điện, nhắn tin đòi nợ mà bạn bè, người thân xung quanh cũng bị làm phiền liên tục. Trường hợp nếu bị làm phiền bởi những cuộc gọi, tin nhắn “khủng bố” như vậy bạn có thể làm theo các cách dưới đây.

Cho vay tiêu dùng qua các công ty tài chính là một trong những dịch vụ cho vay phổ biến hiện nay. Khi làm hồ sơ vay tiêu dùng qua các công ty tài chính, người vay chỉ cần cung cấp một số thông tin như: CMND/CCCD, sổ hộ khẩu, thông tin liên lạc của người thân, bạn bè.

Nhưng khi người vay không trả nợ đúng hạn khoản vay, không chỉ người đi vay bị gọi điện, nhắn tin đòi nợ mà bạn bè, người thân xung quanh cũng bị làm phiền liên tục. Vậy khi bị công ty tài chính “khủng bố” điện thoại để đòi nợ thì phải làm gì?

Theo quy định, các công ty tài chính có được phép khủng bố tin nhắn, điện thoại liên tục để đòi nợ?

Quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của các công ty tài chính, tại điểm đ Khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước nêu rõ:

Như vậy, việc công ty tài chính khủng bố tin nhắn, gọi điện liên tục những người không có nghĩa vụ trả nợ như người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay là trái pháp luật. Đồng thời, việc gọi điện thoại quá nhiều lần một ngày để đe dọa, cũng như thúc ép những người quen biết với bên vay phải trả nợ là bất hợp pháp.

Nếu không vay mà bị công ty tài chính gọi điện đòi nợ thì phải làm gì?

Hồ sơ cần nộp

Nạn nhân bị các app “đen” khủng bố điện thoại dù không vay tiền cần chuẩn bị các giấy tờ, hồ sơ sau đây:

Khi thấy có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an có thẩm quyền sẽ tiến hành điều tra, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm minh. 

Công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị xử lý ra sao?

Theo khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; công ty tài chính có thể bị phạt hành chính 10-20 triệu đồng nếu vi phạm quy định về biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ như đe dọa, quấy rối, hoặc thúc giục người quen của bên vay trả nợ thay hoặc vi phạm trong việc:

Pháp luật không cho phép các công ty tài chính khủng bố, đe dọa để đòi nợ, nhưng trên thực tế, hàng loạt những vụ việc liên quan đến quấy rối, đe dọa bằng hình thức nhắn tin, gọi điện vẫn thường xuyên xảy ra.

Exit mobile version