CPI tháng 5 giảm 0,01%

CPI tháng 5 giảm 0,01%

So với tháng trước, chỉ số CPI tháng 5 giảm 0,01% nhưng so với cùng kỳ năm trước lại tăng đến 2,43%.

CPI tháng 5 giảm 0,01%

So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5/2023 giảm 0,01%. Trong khi so với tháng 12/2022, CPI tăng 0,4% và tăng 2,43% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số CPI tăng 3,55% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản tăng 4,83%, cao hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,55%).

So với tháng trước, chỉ số giá vàng tháng 5/2023 tăng 1,02%; so với tháng 12/202, chỉ số này tăng 3,97% và tăng 0,44% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá vàng tăng 0,62% nếu tính bình quân 5 tháng đầu năm 2023.

So với tháng trước, chỉ số giá đô la Mỹ tháng 5/2023 giảm 0,11% và giảm 2,37% so với tháng 12/2022. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số này tăng 1,73%;. Tính bình quân 5 tháng đầu năm 2023, chỉ số giá đô la Mỹ tăng 2,91%.

Chỉ số xuất nhập khẩu hàng hóa tháng 5 đều tăng

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2023 tăng tăng 4,3% so với tháng trước và giảm 5,9% so với cùng kỳ năm trước, ước tính đạt 29,05 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 136,17 tỷ USD. Trong cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm tới 88,3%, ước đạt 120,24 tỷ USD.

Cũng giống hoạt động xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2023 tăng 6,4% so với tháng trước và giảm 18,4% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 26,81 tỷ USD. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tính chung 5 tháng đầu năm 2023 ước đạt 126,37 tỷ USD, so với cùng kỳ năm trước giảm 17,9%. Trong cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2023, nhóm hàng tư liệu sản xuất chiếm đến 93,6%, ước đạt 118,31 tỷ USD.

Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2023, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất đi nước này ước tính đạt 37,2 tỷ USD. Tiếp đó,Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch ước tính đạt 43,4 tỷ USD.

Năm tháng đầu năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 9,8 tỷ USD. Trong khi cùng kỳ năm trước, xuất siêu đạt mức 0,24 tỷ USD. Khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 8,76 tỷ USD; còn khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 18,56 tỷ USD.

Hoạt động bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Năm ước đạt 519 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng trước và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 2.527,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá tăng 8,3% (cùng kỳ năm 2022 tăng 6%).

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 5 tháng đầu năm 2023 đạt tốc độ tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm từ 2015 trở lại đây và tăng 28,3% so với 5 tháng đầu năm 2019 – năm trước khi xảy ra dịch Covid-19.

Vận tải hành khách và hàng hóa tăng mạnh

Theo ước tính, vận tải hành khách tháng 5/2023 đạt 377,9 triệu lượt khách vận chuyển, so với tháng trước tăng 1,4%; luân chuyển đạt 20,1 tỷ lượt khách.km, tăng 3,2%. Tính chung 5 tháng đầu năm 2023, vận tải hành khách tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 1.855,7 triệu lượt khách vận chuyển; luân chuyển tăng 41,9%, đạt 99,5 tỷ lượt khách.km.

Trong khi đó, hoạt động vận tải hàng hóa tháng 5/2023 tăng 2% so với tháng trước, ước đạt 192,9 triệu tấn hàng hóa vận chuyển; luân chuyển đạt 39,7 tỷ tấn.km, tăng 2,2%. Vận tải hàng hóa tính chung 5 tháng đầu năm 2023 ước tính đạt 930,5 triệu tấn hàng hóa vận chuyển, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động luân chuyển đạt 194,6 tỷ tấn.km, tăng 17,9%.

Exit mobile version