Tình tiết mới dậy sóng đằng sau sự việc “bán khống” Tether

USDT hiện vẫn duy trì tỷ giá 1.00 so với đồng USD Mỹ.

Tether nói rằng sự sụp đổ Terra có bóng dáng của việc bán khống USDT là một sự hiểu lầm trầm trọng về thị trường

Không có chuyện bán khống USDT

Tether – công ty phát hành USDT nói rằng các quỹ đầu tư đang sai lầm trong việc sử dụng luận điểm “bán khống USDT” để nói về sự sụp đổ của Terra vào tháng 5 vừa qua.

Thị trường tiền điện tử tồn tại nhiều rủi ro, hơn nữa các chính sách mới của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng không nhỏ đến crypto.

Trong một bài viết trên Wall Street Journal, MC Luke Vargas và Caitlin McCabe cho rằng thị trường suy thoái và những rủi ro về stablecoin là lý do để xảy ra tình trạng bán khống Tether hay UST.

Trước quan điểm này, đại diện Tether nói rằng nếu hiểu sự sụp đổ của Terra là nguyên nhân khiến các quỹ đầu cơ bán khống USDT là một sự sai lầm cơ bản các nguyên tắc thị trường. 

Hồi tháng 5, UST đã không còn thanh khoản, kéo theo đó là đồng LUNA mất hơn 98% giá trị, hệ sinh thái Terra rơi vào khủng hoảng. Vào thời điểm đó, Tether (stablecoin lớn nhất thị trường) chỉ mất 21% vốn hóa thị trường. Song đến thời điểm hiện tại, vốn hóa của Tether vẫn đang ở mức 65,8 tỷ USD và có các tài sản đảm bảo tương đương tiền.

Tether tố cáo “báo đen”

Cuối tháng 6 vừa qua, CTO Paolo Ardoino đến từ Tether tố cáo các quỹ đầu cơ đang cố gắng bán khống USDT, USDT trở thành “con mồi”.

Các quỹ đầu cơ đang cố tình ép giá để gây ra 1 áp lực bán lớn trên thị trường buộc thanh khoản Tether gặp “chấn thương” sau đó tìm cách mua lại USDT với giá trị thấp hơn nhiều lần khi mất tỷ giá neo vào đồng USD.

Họ thậm chí sử dụng đòn bẩy smart-contract, xả hàng trên thị trường và gây mất cân bằng thanh khoản trong các pool DeFi.

“Tôi sẽ lật tẩy các chiêu trò từ một số quỹ đầu cơ đang chèn ép cố tình tạo ra sự hoảng loạn trên thị trường sau sự cố Terra/LUNA”, Paolo Ardoino cho biết.

Tether lưu ý rằng nhiều quan điểm sai lầm cho rằng Tether mua thương phiếu Trung Quốc hay ảnh hưởng bởi nợ Evergrande, đánh giá sai về USDT vô giá trị không có tài sản đảm bảo, thậm chí nhiều người còn buộc tội Tether tung ra dịch vụ cho vay tín chấp tài sản tiền điện tử.

Trước thông tin trên, Tether một lần nữa khẳng định sức mạnh thanh khoản của mình có sự hỗ trợ tài chính uy tín, thanh khoản đảm bảo. Họ không liên quan đến thương phiếu doanh nghiệp Trung Quốc.  

Lần khai báo cáo tài chính vào 31/3, Tether có 64% nguồn hỗ trợ tài chính là tiền mặt, các tài sản tương đương tiền (bao gồm trái phiếu). Bất chấp tranh cãi đang nổ ra, USDT hiện vẫn duy trì tỷ giá 1.00 so với đồng USD Mỹ.

Theo ViMoney, sự phát triển của Tether đã bị các nhà quản lý thị trường tài chính để mắt tới sau nhiều lùm xùm liên quan đến cáo buộc cho vay USDT bằng khoản thế chấp BTC và ETH.

USDT bị “tố” là trò gian lận khi Tether Holdings không có đủ tài sản để duy trì tỉ giá cân bằng 1:1 giữa USD và USDT. Tuy nhiên công ty này tiếp tục “vẽ” ra 48 tỷ USDT, nâng tổng lượng cung lên 69 tỷ đồng USDT. Với số tài sản khổng lồ trên, Tether Holdings Ltd. trở thành lọt top 50 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ.

Theo các nhà quản lý, số USD mà công ty này đang nắm giữ sẽ là mối nguy hại rất lớn, giả thiết khi toàn bộ nhà đầu tư thoái vốn, Tether sẽ phải bán toàn bộ tài sản để trả USD cho người dùng, thế nhưng số tiền mà công ty này sở hữu không đủ để thực hiện thanh khoản mức độ cao như vậy.

Trong trường hợp xấu nhất khi phá sản, quy mô vụ việc sẽ lớn hơn vụ án của Bernie Madoff – kẻ lừa đảo 65 tỷ USD qua mô hình Ponzi.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version