Cú sập Luna: Cuộc tấn công có chủ đích, được lên kế hoạch chi tiết?

Cú sập Luna: Cuộc tấn công có chủ đích, được lên kế hoạch chi tiết?

Nhiều cuộc điều tra đã diễn ra sau khi xảy ra cú sập Luna. Nhiều kết quả nói rằng, đây là cuộc tấn công có chủ đích và đã được lên kế hoạch chi tiết.

Cuộc tấn công LUNA có chủ đích, kế hoạch?

Cú sập LUNA trở thành một trong những thảm họa lớn nhất lịch sử ngành tiền số khi mà hàng trăm tỷ USD giá trị vốn hóa đã “bay màu” chỉ trong vài ngày. Tất nhiên, rất nhiều cuộc điều tra đã được mở ra. Gần một tháng kể từ khi xảy ra sự kiện, chân tướng sự việc dần được hé lộ.

Chỉ trong 3 ngày, hệ sinh thái vốn hóa gần 40 tỷ USD đã bị đánh sập. Jump Crypto là một trong những quỹ đầu tư có tiếng trong ngành tiền số đã công bố một vài thông tin về vụ việc này. Theo đó, cú sập của LUNA được nhận định là cuộc tấn công có chủ đích, các bằng chứng được lưu trữ đầy đủ trên chuỗi khối.

Hành động của chính TerraForm Labs (TFL), đơn vị sáng lập và vận hành hệ sinh thái Terra đã kích hoạt cuộc tấn công. Trên Curve Finance, nền tảng DeFi lớn của hệ Ethereum, Công ty này rút 150 triệu UST (nay là USCT) khỏi bể thanh khoản (3-pool). Dù không làm chênh lệch nguồn cung nhưng hành động này lại khiến tổng tài sản của 3-pool giảm đi đáng kể. Và đây là điều kiện thuận lợi cho việc tấn công.

15 phút kể từ khi TFL rút tiền, một người dùng ít hoạt động (ví A) đã hoán đổi 85 triệu UST để lấy USDC trong nhóm thanh khoản này. Theo ghi nhận thì đây là giao dịch chuyển đổi lớn nhất trong nhóm 3-pool trên Curve Financ, đã khiến cho bể thanh khoản bị mất cân bằng.

Một tài khoản khác (ví B) tiếp tục hoán đổi 75 triệu UST ở thời điểm 30 phút sau, khiến cho chênh lệch càng thêm nghiêm trọng.

Để có thể cân đối thanh khoản, TFL đã phải rút 100 triệu UST khỏi bể thanh khoản trên Curve Finance. Dù tình hình được cải thiện một chút, nhưng chênh lệch vẫn lớn. Tuy nhiên, hành động này lại khiến hệ thống dễ bị tấn công về sau.

Cuộc tấn công tiếp diễn bằng việc ví A bơm 108 triệu UST lên sàn Binance, ví B bán 25 triệu UST gây tâm lý hoảng loạn. Đáng nói, trong lịch sử, 108 triệu USD là số UST lớn nhất được đưa lên sàn giao dịch này.

UST và biến động trên mốc giá 1 USD của trên Binance và Curve Finance. Ảnh: Jump Crypto.

Theo Jump Crypto nghiên cứu, lượng thanh khoản mất đi trên Curve Finance và tăng cao ở Binance có sự trùng khớp. Một nhận định được đưa ra là, các hành động đều được thực hiện bởi cùng một người/tổ chức.

Ngày 7-9/5, lượng tiền số lớn cũng chảy ra khỏi nền tảng nhận cho vay lớn nhất của Terra – Anchor Protocol. 5 tỷ UST đã bị rút khỏi giao thức chỉ trong 3 ngày. Chỉ 1 tuần, con số đã tăng lên 10 tỷ UST. Vì thế, nguồn cung cho đồng stablecoin trở nên khổng lồ, khiến nó không giữ được mức giá 1 USD.

Khi có dấu hiệu bắt đầu sự cố, các ví lớn có trên 1 triệu UST đã nhanh chóng chạy trốn. Dò không đủ thanh khoản để thoát ra về sau nên nhóm ví nhỏ và trung bình đã bị chịu nhiều thiệt hại.

Những yếu tố kích hoạt tâm lý lo ngại trong đám đông

Thông tin sự cố UST mất mốc 1 USD được chia sẻ dày đặc và liên tục trên mạng xã hội đã khiến cho cộng đồng nhà đầu tư tiền số lo ngại, kích hoạt “chuỗi domino” đổ sập.

Khi UST mất giá thì trong đêm 9/5, giá Bitcoin cũng sập mạnh một lần nữa kéo tâm lý của toàn thị trường đi xuống, không ngoài trừ giá LUNA/UST. Theo nhận định của Jump Crypto, thời điểm đó, chính tâm lý hoảng loạn của toàn thị trường đã góp phần vào việc đẩy UST khỏi mốc 1 USD.

Chưa kể, thị trường tiền số giai đoạn đầu tháng 5 cũng chịu ảnh hưởng bởi sự biến động của nền kinh tế vĩ mô.

Trong khi tình hình quá trầm trọng thì việc Terra tăng tốc đúc LUNA và đưa tổng cung token lên 6 nghìn tỷ token đã đưa dự án đến bờ vực sụp đổ.

Exit mobile version