FED “tung chiêu” khiến thị trường phản ứng, Nikkei phi mã cao nhất trong 1 tháng

cuc-du-tru-lien-bang-my-"tung-chieu"-khiến-gia-cổ-phiếu-giảm-nhẹ

Bắt đầu phiên thứ Năm (4/11) đầy chắc chắn, các nhà đầu tư cổ phiếu liệu có đặt niềm tin vào thị trường khi cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến cắt giảm 15 tỷ USD “bơm” vào thị trường?

Thị trường chứng khoán có động thái vững chắc khi cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự tính khởi động chương trình kinh tế, giảm thu mua tài sản để hãm bớt sự kích thích trước đó, mặc dù những nghi ngờ về triển vọng lạm phát đã đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao trong thời gian qua.

Kerry Craig – Chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan lưu ý rằng bảng cân đối kế toán của cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ vẫn mở rộng thêm khoảng 400 tỷ USD trong 8 tháng tới, đồng thời nhấn mạnh: “Giảm bớt chứ không phải thắt chặt. Đây sẽ là 1 môi trường chính sách phù hợp”. Hay hiểu theo cách đơn giản hơn, lộ trình cắt giảm mua tài sản là không cố định mà sẽ có sự điều chỉnh nếu cần thiết.

Động thái này của cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) được đánh giá là phù hợp với kỳ vọng của giới đầu tư

Các nhà đầu tư cổ phiếu liệu có đặt niềm tin vào thị trường khi cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến cắt giảm 15 tỷ USD “bơm” vào thị trường.

Chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0,1%, trong khi chỉ số Nikkei (.N225) của Nhật Bản tăng 0,8% lên mức cao nhất trong 1 tháng. Biên độ rộng nhất của MSCI tăng 0,5%. MSCI bị ảnh hưởng bởi các ca nhiễm Covid-19 mới, sự bùng phát của dịch bệnh có nguy cơ hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng trong một nền kinh tế vốn đang đi chậm lại.

Kết thúc cuộc họp ngày 3/11, cục Dự trữ Liên bang Mỹ thông báo rằng cơ quan này sẽ sớm bắt đầu thu hẹp chương trình mua trái phiếu hàng tháng vào cuối tháng 11, nhưng tiếp tục giữ nguyên lãi suất đồng USD Mỹ ở mức gần bằng 0 (0,25%).

Theo dự kiến, cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cắt giảm 15 tỷ USD “bơm” vào thị trường mỗi tháng, trong đó có 10 tỷ USD trái phiếu kho bạc và 5 tỷ USD chứng khoán được bảo đảm bằng hình thức thế chấp. Quy mô chương trình mua tài sản của FED hiện đang ở mức 120 tỷ USD/tháng đồng thời để ngỏ tùy chọn tăng hoặc giảm tốc độ khi cần thiết.  

Các ngân hàng trung ương Canada và Úc đã gây ra xáo trộn trên thị trường trái phiếu kho bạc của họ trong vài tuần qua với sự thay đổi chính sách nhanh chóng. Theo sau là động thái của Ngân hàng trung ương Ba Lan tăng lãi suất đã làm gia tăng căng thẳng cho cuộc họp của BoE.

Trong động thái khác, ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đang có dự kiến bắt đầu chu kỳ tăng lãi suất cơ bản vào cuối ngày hôm nay trước những tác động đối với thị trường vay nợ.

Đồng USD Mỹ đứng yên ở mức 93,955 điểm khi các nhà đầu cơ đặt lợi nhuận trên các vị thế mua. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm hiện đang đạt 1,589%.

Đồng Yên Nhật tăng mạnh lên 114,23, nhắm tới mức cao nhất gần đây là 114,69. Đồng euro đạt ngưỡng trên 1.1601 USD ngay trong đêm hôm qua. Đối với hàng hóa, lợi suất trái phiếu tăng khiến vàng dao động quanh mức 1.776 USD / ounce. Vàng giảm giá kể cả khi thị trường việc làm Mỹ có những tín hiệu đáng mừng.   

Giá dầu giảm khi hàng tồn kho của Mỹ tăng và Iran tuyên bố nối lại các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân. Dầu Brent giảm 75 cent xuống 81,24 USD / thùng sau khi giảm hơn 4% qua đêm, trong khi dầu thô Mỹ mất thêm 1 USD xuống mốc 79,86 USD.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version