Cuộc chơi lớn của DBS Group Singapore với tiền điện tử

ViMoney - Cuộc chơi lớn của DBS Group Singapore với tiền điện tử

ViMoney-singapore-tien-so

Không nằm ngoài trend đón bắt làn sóng số hóa, mới đây, tập đoàn dịch vụ tài chính và ngân hàng đa quốc gia của Singapore DBS Group sẽ tăng gấp đôi số thành viên trên nền tảng giao dịch tiền kỹ thuật số DBS Digital Exchange lên 1.000 trước cuối tháng 12 đồng thời tăng tiếp tục tăng thêm 20-30% trong kỳ hạn 3 năm tới khi tiền số được chấp nhận.

Trong một bài phỏng vấn, các lãnh đạo cấp cao của DBS cho biết sàn giao dịch kỹ thuật số DBS dành cho các thành viên được thành lập tháng 12 năm ngoái, đang ghi nhận nhu cầu cao từ các nhà đầu tư doanh nghiệp, gia đình giàu có, cá nhân và các công ty quản lý tài sản.

“Chúng tôi đang phát triển rất nhanh. Giới đầu tư đang dần khám phá tiền số và các tài sản kỹ thuật số”, ông Eng-Kwok Seat Moey, người đứng đầu bộ phận các thị trường vốn của DBS, chủ tịch sàn DBS Digital Exchange, cho hay.

Logo của DBS được in bên ngoài văn phòng ở Singapore ngày 5/1/2016 (Ảnh: Reuters)

Cũng theo vị Chủ tịch sàn DBS Digital Exchange, DBS hoàn toàn có thể thu hút người dùng và gia tăng khối lượng giao dịch bởi DBS là một trong những công ty quản lý tài sản lớn nhất châu Á và có chuyên môn trong việc tạo ra các thương vụ trên thị trường vốn lớn.

DBS Digital Exchange là sàn giao dịch tiền số duy nhất trên thế giới được một ngân hàng “chống lưng” cung cấp đầy đủ dịch vụ liên quan đến giao dịch tiền số giữa bitcoin, #BTC cash, Ethereum và XRP, cũng như đồng USD, SGD, HKD và yen Nhật

Theo ông Kwee Juan Han, người đứng đầu bộ phận kế hoạch và chiến lược của #DBS, hiện nay, nhiều công ty đang có xu hướng tìm kiếm các phương án huy động vốn thông qua các tài sản được mã hóa kỹ thuật số, đây chính là điều kiện để DBS có một cơ hội ra mắt.

Sau khi thành lập sàn giao dịch tiền điện tử của riêng mình vào tháng 12/2020, gã khổng lồ ngân hàng Singapore hiện đang mở rộng các dịch vụ tiền điện tử của mình thông qua công ty ủy thác DBS Trustee. Ngoài ra, có nhiều thông tin cho rằng Sở giao dịch chứng khoán Singapore cũng sẽ có cổ phần trong sàn giao dịch tiền điện tử này. Ngoài ra, tổ chức ngân hàng lớn tiết lộ rằng Singapore Exchange (SGX) cũng nắm giữ khoảng 10% cổ phần trong nền tảng giao dịch tiền điện tử.

Dự kiến đến cuối năm 2022, các mảng kinh doanh mới của ngân hàng này, trong đó có sàn giao dịch tiền số nói trên và một sàn giao dịch tín chỉ carbon, sẽ đem về tổng doanh thu khoảng 260 triệu USD.

Ở diễn biến khác, nhà phân tích Kuang của Phillip Securities cho rằng không rõ sàn giao dịch số mới sẽ góp phần như thế nào vào kinh doanh của đế chế DBS. Nhà phân tích Krishna Guha của hãng Jefferies Financial Group ở Singapore cũng bày tỏ sự ngờ vực tương tự: “Có rất nhiều sàn trên thế giới. Tôi không rõ họ sẽ hoạt động thế nào”.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Reuters)

 

Exit mobile version