Đất CLN là gì? Đặc điểm và cách chuyển đổi sang đất ở

Đất CLN là gì? Đặc điểm và cách chuyển đổi sang đất ở

Đất CLN là gì? Đặc điểm, vai trò cũng như các vấn đề liên quan đến đất CLN sẽ được vimoney đề cập đến trong bài viết dưới đây.

Đất CLN là gì?

Theo Luật Đất đai 2013, ở Việt Nam có 3 loại đất phổ biến là đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng với mục đích sử dụng khác nhau.

Theo bản đồ địa chính, ký hiệu đất CLN là đất trồng cây lâu năm, thuộc nhóm đất nông nghiệp. Các loại cây trồng trên đất CLN có thời gian sinh trưởng trên một năm, tính từ thời điểm gieo trồng đến khi thu hoạch. Đất này cũng dùng để trồng các loại cây có thu hoạch trong khoảng thời gian dài hạn, có thể kể đến như cam, bưởi, nho, cao su, thanh long…

Lợi ích của đất cây lâu năm ở nhiều diện như kinh tế, đời sống xã hội, đồng thời góp phần cải thiện môi trường tự nhiên. Do thuộc quyền sở hữu của Nhà nước nên mọi hoạt động sử dụng đất CLN cần phải căn cứ theo quy định của pháp luật.

Vai trò của đất CLN

Đất CLN thường được Nhà nước giao cho các tổ chức, cá nhân sử dụng để trồng các loại cây lâu năm vừa mang đến giá trị cho người sử dụng, vừa có tác động đến đời sống một cách tích cực. Nói cách khác, đất trồng cây lâu năm sẽ mang lại những lợi ích về kinh tế, đời sống xã hội cũng như môi trường tự nhiên.

Về vai trò phát triển kinh tế: Khi được giao đất CLN để sử dụng, các hộ gia đình, cá nhân phát triển được về kinh tế. Tuy nhiên, tùy từng địa phương, loại đất này sẽ được chia và trồng những nhóm cây sau:

Đặc điểm của đất CLN

Đất CLN có những đặc trưng dễ dàng nhận biết, phân biệt với các loại đất khác. Dưới đây là một số đặc điểm của đất CLN.

Đất CLN khác gì đất HNK?

Cả đất CLN và đất HNK cùng thuộc nhóm đất nông nghiệp nên nhiều người rất dễ nhầm lẫn về định nghĩa cũng như cách sử dụng. Tuy nhiên, giữa chúng vẫn có sự khác biệt.

Theo quy định do Nhà nước ban hành, đất HNK là đất chuyên dùng để trồng các loại cây sinh trưởng và thu hoạch không quá thời hạn 1 năm, có thể kể đến như cây đay, cây mía, cây lúa… Có thể thấy, đất HNK sẽ trồng các loại cây dễ trồng, thu hoạch sớm. Còn đất CLN là đất sử dụng để trồng cây lâu năm hoặc cây thu hoạch dài hạn.

Đất CLN không có được xây nhà không?

Theo quy định hiện hành, nhà ở không được phép xây dựng trên đất nông nghiệp hay bất cứ loại đất nào nếu như đó không phải là đất ở đô thị hay đất ở nông thôn. Nếu muốn xây dựng nhà ở, người dân buộc phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Các trường hợp được chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 về chuyển đổi mục đích sử dụng đất gồm:

Chuyển từ đất CLN sang đất ở, thủ tục như thế nào?

Bạn cần đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất khi muốn chuyển đổi đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Các quy định gồm có:

Trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai là kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần. Tiến hành xác nhận vào Đơn đăng ký; xác nhận mục đích sử dụng đất vào Giấy chứng nhận; đồng thời chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai. Trong trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã, thực hiện trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã.

Có một điều các bạn cần lưu ý đó là, việc xin phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất CLN sang đất ở cần được cơ quan thẩm quyền xem xét chấp thuận, dựa trên quy định pháp luật cũng như kế hoạch sử dụng đất của địa phương hàng năm.

Exit mobile version