Dầu bước vào làn sóng tăng giá năm 2022 khi lo ngại về nhu cầu dầu giảm dần

Giá dầu đã tăng liên tục từ phiên đầu tiên của năm nay.

Giá dầu đã tăng liên tục từ phiên đầu tiên của năm nay.

Sau khi nhu cầu dầu bùng nổ đột ngột và nguồn cung không chắc chắn vào năm 2021, dầu toàn cầu đã bước sang năm 2022 với mức tăng giá hơn 50%.

Mặc dù sự xuất hiện mới của Omicron đã và đang càn quét khắp thế giới nhưng thị trường hiện đang lo lắng liệu nhu cầu dầu toàn cầu có bị ảnh hưởng nặng nề trở lại hay không và liệu giá dầu có bị kéo xuống một lần nữa hay không.

Nhưng khi sự lo lắng của thị trường về Omicron giảm bớt, các nhà đầu tư lại tập trung vào các tài sản dầu mỏ.

Thứ nhất, dầu thô kỳ hạn đã trở thành miếng bánh béo bở, giá hợp đồng ngày càng cao, điều này cho thấy người mua sẵn sàng trả chi phí cao hơn để có được dầu nhanh hơn.

Sau đó, tâm lý mua gia tăng giá mạnh mẽ đối với các tùy chọn dầu thô. Khối lượng giao dịch quyền chọn mua vào dầu thô WTI và dầu thô Brent tăng hơn 100 USD. Xu hướng tăng giá trên thị trường không phải là không có căn cứ, theo Bloomberg và một số tổ chức, họ cũng dự đoán xu hướng tăng giá dầu vào năm 2022.

Michael Tran, chiến lược gia hàng hóa tại ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, cho biết, “Tâm lý lạc quan đã trở lại xu hướng chủ đạo. Khi nhu cầu tăng, hàng tồn kho thắt chặt, và câu hỏi về khả năng OPEC đều đang thúc đẩy giá dầu tăng cao.”

Nhu cầu dầu sắp trở lại trước mức dịch bệnh

Tác động của dịch bệnh đối với nhu cầu dầu thô toàn cầu chưa bao giờ bị đánh giá thấp.

Vào đầu đợt đại dịch, sự đóng cửa đột ngột của nền kinh tế toàn cầu đã khiến nhu cầu dầu thô chạm đáy chỉ sau một đêm, và giá dầu thô của Mỹ cũng liên tục phá đáy. Tuy nhiên, khi dịch bệnh cải thiện và nền kinh tế toàn cầu dần phục hồi, nhu cầu dầu thô gia tăng nhanh chóng đã khiến tốc độ tăng cung bị tụt lại phía sau và giá dầu thô tăng.

Hiện nay, khi tỷ lệ tiêm chủng liên tục được cải thiện ở các nước, tâm lý lo lắng của thị trường về đợt dịch bệnh mới không còn quá căng thẳng, và ngày mở cửa trở lại của nhiều nền kinh tế lớn đang dần đến gần, điều này dẫn đến nhu cầu dầu thô dự kiến ​​sẽ tăng lên mức cao hơn.

JPMorgan Chase đã chỉ ra trong một báo cáo nghiên cứu vào cuối tháng 12 năm ngoái rằng dự kiến ​​đến tháng 3/2022, nhu cầu dầu toàn cầu dự kiến ​​sẽ vượt mức của năm 2019 trước khi xảy ra dịch bệnh và tiếp tục gia tăng.

Nguồn cung dầu bị kiểm soát chặt chẽ bởi những ông lớn

OPEC+ muốn tăng mà lực bất tòng tâm

Đối với nhu cầu dầu mỏ, OPEC+ và nước đồng minh phát đi tín hiệu rằng tình hình dịch bệnh sẽ không làm chệch hướng cung cấp dầu thô của họ và cam kết sản xuất dầu theo đúng như kế hoạch. Nhưng thực tế lại không thuận lợi như vậy. OPEC dù muốn tăng sản xuất thì cũng phải đối mặt với hoàn cảnh lúng túng là năng lực sản xuất của các nước thành viên đã đạt ngưỡng tối đa.

Nga, quốc gia đứng đầu trong OPEC+, cho biết các nhà sản xuất dầu thô lớn của Nga đã tăng sản lượng căng hết công suất dù OPEC + dần nới lỏng hạn chế sản lượng.

Dầu tăng mạnh trước bất ổn ở Kazakhstan

Gần đây, cuộc bạo loạn trên khắp Kazakhstan đã khiến giá nhiên liệu, trong đó có giá dầu tăng vọt. Kazakhstan là một thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và đang sản xuất 1,6 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, Kazakhstan chìm trong các cuộc biểu tình phản đối tăng giá khí đốt hoá lỏng, bắt đầu ở các khu vực phía tây giàu dầu mỏ và lan rộng ra nhiều thành phố khác. Theo một số nguồn tin, sản lượng dầu của Kazakhstan chiếm 2% sản lượng dầu của thế giới.

Libya cũng rơi vào tình trạng tắc nghẽn trong việc gia tăng sản lượng. Libya có thể duy trì sản lượng 1 triệu thùng / ngày vào năm ngoái, nhưng hiện năng suất của nước này đã giảm 25%.

Mỹ có thể tăng nhưng không muốn tăng

So với OPEC, các nhà sản xuất dầu của Mỹ thì hoàn toàn “án binh bất động” trước đà tăng của giá dầu.

Có một số lý do cơ bản khiến các công ty Mỹ không muốn mở rộng năng lực sản xuất. Thứ nhất là các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ không muốn lặp lại việc giá dầu giảm sau khi sản lượng tăng. Sau năm 2015, nhiều nhà sản xuất rơi vào chu kỳ “giá dầu tăng – sản xuất tăng – cung tăng – giá dầu giảm – sản lượng buộc phải giảm”, rồi giá dầu âm năm 2020 đã khiến hàng chục công ty phá sản.

Đồng thời, các nhà đầu tư và ngân hàng không muốn các công ty dầu mỏ tiếp tục mở rộng sản xuất, họ thích các công ty dầu mỏ trả hết các khoản nợ trong thời kỳ bùng nổ và trả cổ tức càng sớm càng tốt.

Ngoài ra, do chính phủ ưu tiên ESG (môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp), giới quan tâm đến dầu mỏ đã chuyển trọng tâm đầu tư trong tương lai ra khỏi dầu đá phiến, và ưu tiên đến năng lượng xanh hơn.

Tất cả những nguyên nhân trên khiến tồn kho dầu thô của Mỹ giảm 3,58 triệu thùng trong tuần kết thúc vào ngày 24/12 xuống còn khoảng 420 triệu thùng, thấp nhất kể từ tuần 24/9.

Thị trường kỳ vọng 90 USD/thùng

Trong bối cảnh cung cầu thắt chặt, một số tổ chức uy tín đã đưa ra tín hiệu giá dầu sẽ tăng.

Jeff Currie, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Goldman Sachs Group, chỉ ra rằng chỉ có Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có thể sản xuất nhiều hơn mức trước tháng 1/2020, vì vậy điều này sẽ dẫn đến nguồn cung dầu trong 3 đến 6 tháng tới bị thắt chặt.

Morgan Stanley cho biết dầu Brent dự kiến ​​sẽ leo lên mức cao 90 USD / thùng trong quý 3 năm nay do tồn kho dầu toàn cầu giảm khoảng 690 triệu thùng trong năm ngoái.

JPMorgan Chase cũng bày tỏ quan điểm tương tự, các chuyên gia của ngân hàng phố Wall này kỳ vọng giá dầu thô Brent sẽ đạt trung bình 88 USD / thùng vào năm 2022, vượt ngưỡng 90 USD / thùng trong quý III và giảm nhẹ xuống 82 USD / thùng vào năm 2023 USD / thùng.

Exit mobile version