Dầu thế giới tăng khi giới đầu tư lo ngại xung đột Nga-Ukraine và căng thẳng Trung Đông

Khi căng thẳng quân sự giữa Nga và Ukraine đã kéo dài gần một tháng và căng thẳng địa chính trị tại Trung Đông gia tăng, giá dầu thế giới tăng trở lại.

Căng thẳng địa chính trị khiến giá dầu thế giới tăng trở lại

Giá dầu WTI tăng trên 106 USD/thùng vào đầu phiên giao dịch ngày 21/3 sau 2 tuần giảm. Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu tiết lộ Nga và Ukraine đã xích lại gần nhau hơn trong các cuộc đàm phán nhằm hướng tới một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Trong một diễn biến khác, giới chức Ukraine nói rằng Nga đã chuyển sang sử dụng hệ thống tên lửa siêu âm có sức công khá mạnh hơn và yêu cầu các lực lượng Ukraine hạ vũ khí ở thành phố cảng Mariupol phía đông.

Tại Trung Đông, phiến quân Houthi của Yemen đã tấn công ít nhất 6 khu vực trên Saudi Arabia vào cuối tuần vừa qua, trong đó có một số địa điểm do gã khổng lồ dầu mỏ Saudi Aramco điều hành. Nhóm phiến quân được Iran hậu thuẫn đã nhắm vào một kho nhiên liệu của Aramco tại Jazan và một nhà máy khí đốt tự nhiên ở thành phố Red City.

Giá dầu thế giới biến động mạnh khi Nga thực hiện chiến sự đặc biệt vào nước láng giềng Ukraine, theo sau đó là hàng loạt lệnh trừng phạt của Mỹ và châu Âu nhằm tê liệt nền kinh tế của Nga. Ngày 7/3, hợp đồng dầu WTI tương lai giao dịch ở mức 127 USD/thùng, tăng 10%, cao nhất kể từ giữa năm 2008, thậm chí có thời điểm còn vượt 130 USD/thùng.

Giá dầu thô tăng mạnh và lạm phát không có dấu hiệu hạ nhiệt khiến các quốc gia nhập khẩu dầu lớn gây áp lực lên các quốc gia sản xuất dầu chủ chốt tăng sản lượng để giảm thiểu tác động đối với thị trường năng lượng. Trong cuộc điện đàm vào cuối tuần trước, Nhật Bản đã thúc giục Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tăng cường xuất khẩu dầu với mong muốn “UAE đóng góp vào sự ổn định của thị trường dầu thô toàn cầu.”

Các hợp đồng tương lai vẫn trong tình trạng bù hoãn bán (giá giao ngay của một tài sản cơ sở cao hơn giá đang được giao dịch tại thị trường tương lai). 

Exit mobile version