Đầu tư công là gì? Tìm hiểu khái niệm cơ bản trong đầu tư công

Banca Generali, ngân hàng tư nhân lớn nhất của Ý sẽ cho phép các giao dịch Bitcoin

Đầu tư công là gì? Đây là khái niệm đầu tư có vai trò quan trọng đối mỗi quốc gia, nhất là với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đầu tư công giúp nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng, thu hút vốn đầu tư từ nguồn trong nước cũng như nước ngoài. Đồng thời, đây cũng là nguồn động lực giúp thúc đẩy nhu cầu về việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng phúc lợi xã hội.

1. Đầu tư công là gì?

Khái niệm đầu tư công được quy định trong Luật đầu tư coogn năm 2019 quy định áp dụng từ ngày 01/01/2020 như sau:

“Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các trương trình, dự án và đối tượng đầu tư công khác theo quy định của Luật này.”

Như vậy, có thể hiểu đầu tư công là hoạt động Nhà nước sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước để thực hiện các công việc liên quan đến xây dựng, thiết kế các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội cũng như các dự án phục vụ việc phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.

Như vậy, có 3 yếu tố cấu thành nên đầu tư công, bao gồm: chủ thể đầu tư Nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và mục tiêu nhằm phát triển kinh tế – xã hội.

Các hoạt động được quy định là đầu tư công bao gồm thẩm định, lập và quyết định các chủ trương liên quan đến lĩnh vực đầu tư; lập, thẩm định, quyết định chương trình, dự án đầu tư công; lập, thẩm định, phê duyệt, giao, triển khai thực hiện kế hoạch, dự án đầu tư công; quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; nghiệm thu, bàn giao chương trình, quyết toán dự án đầu tư công; theo dõi và đánh giá, kiểm tra, thanh tra kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư công.

2. Căn cứ pháp lý về đầu tư công

Luật đầu tư công năm 2019 áp dụng hiện hành và Thông tư 82/2017/TT-BTC

3. Đặc điểm đầu tư công

Căn cứ theo các hoạt động thực tế của đầu tư công của Việt Nam dựa theo các khái niệm về đầu tư công theo luật định, có thể xác định đặc điểm chung của đầu tư công như sau:

Thứ nhất, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, được thực hiện bởi các chủ trương, kế hoạch và phê duyệt của Nhà nước. Hoạt động này chủ yếu được thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu. Các đơn vị tham gia các dự án đấu thầu của Nhà nước có thể là các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ hai, các hoạt động đầu tư công của Nhà nước có nguồn vốn từ các khoản ngân sách Nhà nước (NSNN), tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các khoản nợ vay nợ của chính phủ, địa phương,…)

Các loại nguồn vốn của đầu tư công bao gồm:

Thứ ba, các hoạt động đầu tư công thường nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, đủ khả năng là công cụ điều tiết nền kinh tế của Nhà nước. Đồng thời, đây cũng là mục tiêu kinh doanh, tạo thu nhập tài chính cho quốc gia, đảm bảo sự cân đối cho nền kinh tế và sự phát triển bền vững của quốc gia.

4. Đối tượng và dự án đầu tư công

Đối tượng của các đầu tư công bao gồm các chương trình, dự án phân theo phạm vi của đầu tư công.

Tại khoản 13 Điều 4 Luật đầu tư công số 39/2019/QH14 quy định:

“Dự án đầu tư công là sự án sử dụng một phần hoặc toàn bộ vốn đầu tư công.”

Đối tượng của đầu tư công có thể là các chương trình, dự án đầu tư sau đây:

5. Các loại đầu tư công hiện nay

Tùy thuộc vào từng tiêu chí phân loại khác nhau mà sẽ có các loại đầu tư công tương ứng.

5.1 Xét theo tiêu chí nguồn vốn, đầu tư công bao gồm 5 loại:

5.2 Xét theo tính chất của dự án, đầu tư công gồm 2 loại:

5.3 Xét theo mục tiêu và phạm vi đầu tư, đầu tư công gồm 2 loại:

6. Nguyên tắc đầu tư công

Nguyên tắc quản lý đầu tư công là gì được quy định tại điều 12 Luật đầu tư công năm 2019 như sau:

Điều 12. Nguyên tắc quản lý đầu tư công

1. Tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

2. Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 05 năm của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

3. Thực hiện đúng trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

4. Quản lý việc sử dụng vốn đầu tư công theo đúng quy định đối với từng nguồn vốn; bảo đảm đầu tư tập trung, đồng bộ, chất lượng, tiết kiệm, hiệu quả và khả năng cân đối nguồn lực; không để thất thoát, lãng phí.

5. Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động đầu tư công.Các hành vi bị cấm trong đầu tư công

7. Nội dung quản lý Nhà nước về đầu tư công

Điều 13 Luật đầu tư công 2019 cũng quy định rất rõ về các nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công, cụ thể:

Điều 13. Nội dung quản lý nhà nước về đầu tư công

1. Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư công.

2. Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, giải pháp, chính sách đầu tư công.

3. Theo dõi, cung cấp thông tin về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công.

4. Đánh giá hiệu quả đầu tư công; kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, việc tuân thủ kế hoạch đầu tư công.

5. Xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công.

6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong hoạt động đầu tư công.

7. Hợp tác quốc tế về đầu tư công.

8. Quy định về tính công khai, minh bạch trong đầu tư công

Điều 14 Luật đầu tư công cũng quy định rõ ràng về nội dung công khai, minh bạch trong đầu tư công, bao gồm 11 nội dung sau:

Lưu ý: Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc công khai các nội dung đầu tư công theo quy định của pháp luật.

9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư công

Căn cứ tại Điều 16 Luật đầu tư công 2019 có quy định về các hành vi bị cấm trong đầu tư công đó là:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version