Điểm tin doanh nghiệp 1/11: GEG, DXG, HHV

Diem-tin-doanh-nghiep-1-11-GEG-DXG-HHV

Điểm tin doanh nghiệp: GEG, DXG, HHV. Sáng ngày 1/11, Công ty Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để trình phương án chào bán 267,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ dự kiến gấp đôi lên 5.348 tỷ đồng. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT quyết định và không thấp hơn mệnh giá.

HHV muốn tăng vốn gấp đôi, vướng quy định để chuyển niêm yết sang HoSE

Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả đang đầu tư các dự án có tổng vốn lên đến 50.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp sẽ tăng vốn lên 11.736 tỷ đồng vào năm 2025, gấp 4,4 lần hiện tại.Quá trình niêm yết cổ phiếu HHV trên HoSE còn vướng do chưa có quy định, hướng dẫn BTC liên quan chuẩn mực kế toán đặc thù cho doanh nghiệp BOT.

Thay đổi kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.533 tỷ đồng thành 5.348 tỷ đồng

Sáng ngày 1/11, Công ty Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để trình phương án chào bán 267,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ dự kiến gấp đôi lên 5.348 tỷ đồng. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT quyết định và không thấp hơn mệnh giá.

Doanh nghiệp huy động vốn để hợp tác kinh doanh vào dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (53% số tiền thu được); đầu tư vào các dự án xây dựng hạ giao thông như tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng… (29%); đầu tư dự án bất động sản (10%) và bổ sung vốn lưu động.

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.533 tỷ đồng nhưng xem xét chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư mới tiềm năng, HĐQT quyết định thay đổi kế hoạch tăng vốn.

Nhu cầu vốn năm 2022 là 3.780 tỷ đồng để đầu tư vào các tuyến cao tốc, dự án bất động sản và bổ sung vốn lưu động.

Thay đổi kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.533 tỷ đồng thành 5.348 tỷ đồng

Sáng ngày 1/11, Công ty Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV) tổ chức họp ĐHĐCĐ bất thường để trình phương án chào bán 267,3 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 1:1 cho cổ đông hiện hữu. Vốn điều lệ dự kiến gấp đôi lên 5.348 tỷ đồng. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT quyết định và không thấp hơn mệnh giá.

Doanh nghiệp huy động vốn để hợp tác kinh doanh vào dự án cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo (53% số tiền thu được); đầu tư vào các dự án xây dựng hạ giao thông như tuyến cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh, cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận, cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng… (29%); đầu tư dự án bất động sản (10%) và bổ sung vốn lưu động.

Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2021, cổ đông đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.533 tỷ đồng nhưng xem xét chiến lược kinh doanh và cơ hội đầu tư mới tiềm năng, HĐQT quyết định thay đổi kế hoạch tăng vốn.

Nhu cầu vốn năm 2022 là 3.780 tỷ đồng để đầu tư vào các tuyến cao tốc, dự án bất động sản và bổ sung vốn lưu động.

Thay đổi thành viên HĐQT, các cổ đông lớn đã bán ra 43,5% vốn HHV trong nửa năm

HĐQT trình miễn nhiệm Thành viên HĐQT với ông Nguyễn Thanh Trang và bầu bổ sung 2 thành viên mới. Cổ đông lớn – Công ty Đầu tư Hải Thạch B.O.T đã đề cử ông Nguyễn Quang Huy làm thành viên HĐQT và ông Hà Huy Hùng là thành viên HĐQT độc lập.

Ông Nguyễn Quang Huy sinh năm 1990, là kỹ sư kỹ thuật xây dựng công trình giao thông. Ông Huy hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả, Thành viên HĐQT Tư vấn Xây dựng Hoàng Long, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Phát triển khu đô thị Nam Quảng Ngãi và Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Đầu tư Vinalog.

Ông Hà Huy Hùng sinh năm 1959, trình độ tiến sỹ, từng giữa chức phụ quan trọng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank).

Từ tháng 5 đến nay, các cổ đông lớn của tập đoàn liên tục bán ra tổng cộng 116,4 triệu cổ phiếu, tương đương 43,5% vốn. Như BOT Hưng Phát bán ra toàn bộ 16,4 triệu cổ phiếu, Đầu tư Hải Thạch B.O.T bán 25 triệu cổ phiếu giảm sở hữu xuống 106 triệu đơn vị (gần 40% vốn), Đầu tư Hạ tầng miền Bắc bán 75 triệu cổ phiếu giảm sở hữu xuống 13,2 triệu (4,95% vốn).

Để đảm bảo phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty phù hợp với các quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài để nhà đầu tư tiếp tục đầu tư, HĐQT trình sửa đổi bổ sung chi tiết một số ngành nghề kinh doanh. Theo công văn ngày 13/8 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa của HHV là 49%.

Liên quan đến kế hoạch niêm yết, ông Trần Văn Thế, Phó Chủ tịch HĐQT cho biết nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE. Tuy nhiên, HHV là doanh nghiệp BOT, đây là lĩnh vực đặc thù, Bộ Tài chính chưa có quy định liên quan các chuẩn mực kế toán. Ngay khi vướng mắc này được giải quyết thì ban lãnh đạo sẽ tiếp tục làm hồ sơ với HoSE, dự kiến trong năm 2022.

Tăng vốn lên 11.736 tỷ đồng đến 2025

Trong giai đoạn 2021-2025, Đèo Cả tập trung vào lĩnh vực hạ tầng giao thông đường bộ, cung cấp dịch vụ khép kín với 4 hoạt động chính gồm đầu tư hạ tầng giao thông theo hình thức PPP, thi công xây lắp, quản lý vận hành và khai thác công trình hạ tầng giao thông đường bộ, bất động sản và các dịch vụ gắn liền với đường cao tốc.

Tổng mức đầu tư các dự án mà đơn vị đang đầu tư là hơn 50.000 tỷ đồng. HHV sẽ huy động vốn đa dạng qua các kênh như thị trường chứng khoán, phát hành trái phiếu trong nước và quốc tế, hợp tác kinh doanh, huy động vốn từ các quỹ đầu tư…

Doanh nghiệp cũng đề ra mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 2.673 tỷ đồng năm 2021 lên 11.736 tỷ đồng năm 2025, gấp 4,4 lần.

Về mục tiêu kinh doanh cụ thể, tập đoàn đề ra mục tiêu đạt 5.257 tỷ đồng doanh thu đến 2025, gấp 2,6 lần năm 2021; lãi sau thuế 1.687 tỷ đồng, gấp gần 6 lần năm 2021.

9 tháng, doanh nghiệp BOT báo cáo doanh thu 1.245 tỷ đồng, tăng 42%; lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ 206 tỷ đồng, gấp 3,8 lần cùng kỳ năm trước. Kết quả kinh doanh khả quan chủ yếu nhờ mảng xây lắp, thu nhập hoạt động tài chính và thanh lý tài sản.

Đại hội thông qua tất cả nội dung HĐQT trình.

***Điểm tin doanh nghiệp 30/10: GMD, TDH, MSB***

DXG: Lãi ròng quý 3 giảm 48%, Phó Chủ tịch muốn thoái bớt vốn

Do hoạt động kinh doanh chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 và tình trạng giãn cách xã hội khiến lãi ròng quý 3 của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) tụt dốc 48%, xuống còn 52 tỷ đồng.

Theo BCTC hợp nhất quý 3/2021, DXG ghi nhận doanh thu thuần tăng 63% so với cùng kỳ, đạt gần 1,303 tỷ đồng. Trong khi đó, giá vốn tăng vọt lên hơn 520 tỷ đồng (gấp 3 lần) khiến biên lãi gộp thu hẹp từ 80% xuống còn 60%.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của DXG cũng tăng mạnh lên hơn 47 tỷ đồng, gấp 4 lần, nhờ thu nhập từ lãi vay, tiền gửi.

Trong kỳ, loạt chi phí của DXG cũng đồng loạt tăng. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 55% do tăng chi phí lãi vay. Đáng chú ý, chi phí bán hàng tăng mạnh lên hơn 289 tỷ đồng, gấp đôi cùng kỳ, do tăng chi phí môi giới và quảng cáo.

Kết quả, DXG báo lãi ròng giảm 48%, xuống còn 52 tỷ đồng.

Tính chung 9 tháng đầu năm, DXG ghi nhận doanh thu thuần gần 7,820 tỷ đồng, gấp 4 lần đầu năm và lãi ròng gần 882 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ hơn 388 tỷ đồng.

Trong năm 2021, DXG dự kiến đem về 9,000 tỷ đồng doanh thu thuần và 1,350 tỷ đồng lãi ròng. So với kế hoạch, doanh nghiệp bất động sản đã thực hiện được 87% mục tiêu doanh thu và 65% mục tiêu lợi nhuận 2021.

Cuối tháng 9, tổng tài sản của DXG ghi nhận gần 28,568 tỷ đồng, tăng 23% so với con số hồi đầu năm.

Đáng chú ý, tiền và các khoản tương đương tiền hơn 4,131 tỷ đồng, gấp 2.3 lần, biến động lớn ở tiền gửi ngân hàng. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng vọt lên hơn 822 tỷ đồng, gấp gần 4 lần.

Hàng tồn kho cũng tăng 9%, giá trị hơn 11,141 tỷ đồng với hơn 10,212 tỷ đồng là bất động sản dở dang. Trong đó, không còn ghi nhận tại dự án Opal Boulevard (đầu năm con số hơn 1,199 tỷ đồng)

Trong kỳ, Tập đoàn đã vốn hóa chi phí lãi vay với tổng số tiền là 178 tỷ đồng (tại ngày 30/09/2020 là 247 tỷ đồng). Các khoản chi phí đi vay này liên quan đến khoản vay nhằm tài trợ cho việc xây dựng và phát triển các dự án bất động sản đang triển khai của Tập đoàn.

Nợ phải trả tại thời điểm 30/09/2021 ghi nhận hơn 15,464 tỷ đồng, tăng 9% so với đầu năm. Về cơ cấu nợ vay, trong khi nợ vay ngắn hạn tăng mạnh, lên hơn 4,547 tỷ đồng (gấp đôi đầu năm), nợ vay dài hạn lại giảm 48%, xuống còn 2,006 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản mục người mua trả triền trước ngắn hạn giảm 56%, xuống còn 1,281 tỷ đồng.

Phó Chủ tịch muốn thoái hơn 6 triệu cp

Nhằm mục đích thực hiện nhu cầu cá nhân, ông Trần Việt Anh – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Trưởng ban kiểm toán nội bộ DXG – đăng ký bán hơn 6 triệu cp DXG từ ngày 04/11-03/12/2021 theo phương thức thỏa thuận.

Nếu thương vụ thành công, vị Phó Chủ tịch DXG sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại đây từ 1.8% (hơn 10.7 triệu cp) xuống còn 0.77% (hơn 4.6 triệu cp).

Với thị giá 23,750 đồng/cp (chốt phiên 01/11), dự kiến ông Việt Anh sẽ thu về gần 143 tỷ đồng nếu hoàn tất thương vụ.

Ở chiều ngược lại, trong ngày 28/10, 2 nhóm quỹ thành viên thuộc nhóm quỹ Dragon Capital đã gom vào tổng cộng hơn 1.8 triệu cp DXG. Qua đó, tổng tỷ lệ sở hữu của cả nhóm đã tăng từ 16.86% (hơn 100 triệu cp) lên 17% (hơn 102 triệu cp).

Trên thị trường, giá cổ phiếu DXG chốt phiên 01/11 tại mức 23,750 đồng/cp, tăng 26% qua 1 quý trở lại đây, khối lượng giao dịch bình quân gần 7.6 triệu cp/phiên. 

Điện Gia Lai (GEG) đoạt giải Báo cáo thường niên quốc tế năm thứ 3 liên tiếp

CTCP Điện Gia Lai (GEG) vừa đoạt được Giải Bạc Báo cáo Thường niên Quốc tế 2020 – International Silver Vision Awards 2020 (Utilities – Electric Annual Report) do Hiệp hội Truyền thông chuyên nghiệp Hoa Kỳ – LACP (League of American Communication Professional) tổ chức.

Trong bảng xếp hạng Ngành Utilities – Electric, Giải Kim cương thuộc về Chesapeake Utilities Corporation – Tập đoàn Năng lượng của Mỹ có kinh nghiệm 74 năm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối khí đốt điện hiện đang niêm yết trên sàn New York với giá trị vốn hóa 2,8 tỷ USD.

Giải Vàng là ROSSETI North-West – Tập đoàn Vận hành lưới điện lớn nhất ở Quận Liên bang Tây Bắc của Nga có hơn 29 năm kinh nghiệm trong việc truyền tải và phân phối điện với doanh thu 14,7 tỷ USD trong năm 2020.

Cạnh tranh với gần 1.000 bài dự thi từ các tổ chức lớn thuộc các ngành tại các quốc gia khác nhau, GEG đã xuất sắc đạt 97/100 trên thang điểm đánh giá để đạt Top 3 Báo cáo Thường niên Quốc tế 2020.

Bên cạnh đó, GEG đạt thêm thành tích Top 5 Báo cáo Thường niên nhóm Quốc gia Việt Nam – Top 5 Vietnamese Reports 2020.

Những nỗ lực không ngừng để tìm kiếm vị trí phù hợp, đo gió, xây trụ, thi công và đóng điện nhằm góp phần xây dựng nguồn Năng lượng sạch cho Việt Nam.

Trước đó, vào tháng 12/2020, GEG đã được vinh danh Giải Báo cáo tiến bộ vượt trội – Hạng mục Báo cáo phát triển bền vững và Top 5 Doanh nghiệp Quản trị công ty (QTCT) tốt nhất năm 2020 – Nhóm vốn hóa vừa tại Lễ trao giải Cuộc Bình chọn Doanh nghiệp niêm yết năm 2020 (VLCA 2020).

Giải thưởng do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Báo Đầu tư Chứng khoán và Công ty Dragon Capital phối hợp tổ chức.

Trên thị trường chứng khoán, giá cổ phiếu GEG của Điện Gia Lai đang giao dịch trong phiên chiều ngày 1/11/2021 ở mức 20.500 đồng/cổ phiếu.


Diến biến giá GEG

Lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế hợp nhất 9 tháng đầu năm 2021 của GEG đạt 230 tỷ đồng và 211 tỷ đồng, lần lượt tăng 9% và 3% so cùng kỳ.

Biên lợi nhuận ròng tiếp tục duy trì tại mức 22%, tương đương trung bình ngành. Ưu thế của Công ty trong nhiều năm gần đây là biên EBIT (thu nhập trước lãi vay và thuế) và biên EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) với 51% và 80%, cao hơn so với mức 34% và 46% của trung bình các Công ty hoạt động trong ngành – cho thấy triển vọng tăng trưởng dài hạn của GEC.

Trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, Biên LNG, Biên EBIT và Biên EBITDA đều duy trì ởnhững con số hấp dẫn trên 51%, 44% và 62%.

Tính đến ngày 30/9/2021, tổng tài sản của GEG đạt 12.560 tỷ đồng, gấp 1,6 lần so với đầu năm đến từ sự tăng trưởng mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền.

Tài sản ngắn hạn khác và tài sản dở dang dài hạn, lần lượt tăng 252%, 772% và 910%, chủ yếu là do tiền thu được từ đợt tăng vốn, các trang thiết bị cũng như chi phí phục vụ cho việc gấp rút hoàn tất các Dự án Điện Gió.

Tổng nợ vay tính đến hết quý III/2021 ở mức 6.504 tỷ đồng, tăng 70% so với đầu năm 2021 để kịp đáp ứng nhu cầu vốn trong giai đoạn nước rút của các Dự án Gió kịp hưởng Giá FiT1 trước thời hạn tháng 11/2021 cũng như tiếp tục chiến lược mở rộng danh mục năng lượng tái tạo của GEC.

Tuy nhiên, cơ cấu nợ vay thuận lợi khi tập trung khoảng 93% là khoản vay dài hạn trong khi khoản vay ngắn hạn đã ghi nhận giảm 24% so với đầu năm. Hệ số khả năng thanh toán lãi vay duy trì ở mức 1,9 lần đảm bảo việc thanh toán lãi vay của Công ty.

Exit mobile version