Điểm tin doanh nghiệp ngày 11/10: MWG, VIX, HPG

Diem-tin-doanh-nghiep-HPG-MWG-VIX.jpg

Điểm tin doanh nghiệp ngày 11/10: MWG, VIX, HPG. Ngày 16/10, công ty Thế Giới Di Động sẽ ra mắt chuỗi Topzone. Hiện tại, mặt hàng kinh doanh cũng như địa bàn hoạt động của chuỗi này chưa được tiết lộ.  1 nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua 200 tỷ đồng trái phiếu của Chứng khoán VIX. Lãi suất cố định 8%/năm, được trả định kỳ 1 năm/lần.Trong tháng 4, công ty chứng khoán đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất cố định 10,5%/năm.

Thế Giới Di Động (MWG) chuẩn bị ra mắt chuỗi mới

Ngày 16/10, công ty Thế Giới Di Động sẽ ra mắt chuỗi Topzone. Hiện tại, mặt hàng kinh doanh cũng như địa bàn hoạt động của chuỗi này chưa được tiết lộ. 

Dự kiến tối ngày 16/10, ông Đoàn Văn Hiểu Em, Tổng giám đốc chuỗi Thế Giới Di Động sẽ livestream công bố sự kiện ra mắt chuỗi Topzone. Hiện tại, mặt hàng kinh doanh cũng như địa bàn hoạt động của chuỗi mới chưa được tiết lộ. Chỉ một câu slogan được công bố: Nơi bạn muốn dừng chân. 

Mini game của MWG để người chơi dự đoán dự đoán

Công ty mở một mini game để người chơi dự đoán với 8 lựa chọn về hoạt động của chuỗi, bao gồm các ngành nghề kinh doanh khác nhau như hàng công nghệ cao cấp, thời gian cao cấp, thể thao, đồ dùng mẹ và bé, chuỗi nữ trang – trang sức, brand shop Samsung/OPPO hay chuỗi mới ở thị trường nước ngoài. 

Thế Giới Di Động là một trong các chuỗi cửa hàng đang được quản lý bởi CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động(HoSE: MWG), bên cạnh chuỗi Điện Máy Xanh, Bách Hóa Xanh, Nhà thuốc An Khang, 4K Farm (chi nhánh nông nghiệp công nghệ cao của BHX). 

Riêng chuỗi Thế Giới Di Động, ngoài các cửa hàng hoạt động trong nước còn có một chuỗi bán lẻ thành viên khác là Bluetronics (tiền thân Bigphone, ra đời năm 2017) hoạt động tại Campuchia. Như vậy nếu Topzone được ra mắt, đây sẽ là chuỗi bán lẻ thứ 3 của thương hiệu này.

Bên cạnh việc chuyên kinh doanh điện thoại, các cửa hàng tại chuỗi Thế Giới Di Động gần đây có sự đa dạng hơn về mặt hàng, như bán đồng hồ, xe đạp.

Thời gian gần đây, MWG vướng các lùm xùm liên quan tới việc đề nghị giảm giá cho thuê mặt bằng tại chuỗi Thế Giới Di Động, Điện Máy Xanh hay trước đó là bán hàng không đúng giá niêm yết tại Bách Hóa Xanh trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

Mới đây, MWG tiếp tục đề nghị trước ngày 25/10, chủ mặt bằng phản hồi về đề nghị giảm giá thuê đã được công ty đưa ra. Nếu sau ngày 25/10, chủ mặt bằng không phản hồi, MWG sẽ xúc tiến các thủ tục thanh lý hợp đồng theo điều kiện bất khả kháng được nêu trong hợp đồng mà 2 bên đã ký. 

***Điểm tin doanh nghiệp ngày 11/10: HBC, VPI, An Phát Holdings***

Chứng khoán VIX đã bán 200 tỷ đồng trái phiếu cho 1 tổ chức trong nước

1 nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua 200 tỷ đồng trái phiếu của Chứng khoán VIX. Lãi suất cố định 8%/năm, được trả định kỳ 1 năm/lần.Trong tháng 4, công ty chứng khoán đã phát hành 300 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất cố định 10,5%/năm.

Chứng khoán VIX đã phát hành 200 tỷ đồng trái phiếu cho 1 nhà đầu tư tổ chức trong nước (không phải tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư hay công ty bảo hiểm). Trái phiếu kỳ hạn 3 năm, ngày phát hành là 4/10. Lãi suất cố định 8%/năm, được trả định kỳ 1 năm/lần.

Đại lý phát hành; đăng ký, lưu ký và chuyển nhượng trái phiếu là Chứng khoán HDB, 

Đây là đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ thứ 2 trong năm nay. Trước đó vào tháng 4, công ty chứng khoán đã chào bán 300 tỷ đồng trái phiếu cho một tổ chức trong nước với lãi suất cố định 10,5%/năm. 

Trái phiếu phát hành trong 2 đợt đều là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Số tiền 500 tỷ đồng huy động từ 2 đợt chào bán sẽ được sử dụng để bổ sung vốn cho hoạt động đầu tư tự doanh.

Tại thời điểm cuối quý II, đơn vị có 400 tỷ đồng nợ vay trái phiếu, bên cạnh 180 tỷ nợ ngắn hạn ngân hàng Keb Hana và Techcombank.

Xét về hoạt động kinh doanh, nửa đầu năm nay, VIX ghi nhận doanh thu 867 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước. Riêng lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) là 692 tỷ đồng, gấp 3 lần. Lãi sau thuế 426 tỷ đồng, gấp 9,2 lần cùng kỳ năm trước và hoàn thành 78% kế hoạch.

Trên thị trường, cổ phiếu VIX đang giao dịch quanh vùng 18.000/cp, tăng 50% sau gần 3 tháng, nhưng giảm 10% tính từ đầu tháng 9. 

HPG chọn mặt gửi vàng’ cổ phiếu đầu tư công

Câu chuyện đầu tư công tiếp tục được kỳ vọng sẽ là “liều thuốc” chữa lành những vết thương do COVID-19 gây ra cho nền kinh tế.

Trong bối cảnh nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19, GDP của Việt Nam đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong quý III/2021 ở mức âm 6,17%.

Sang đến quý IV/2021, đầu tư công được kỳ vọng là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng. 9 tháng đầu năm 2021, giải ngân vốn đầu tư công đạt 276.300 tỉ đồng, thực hiện được 57,3% kế hoạch Chính phủ giao.

Việc đầu tư công kỳ vọng được đẩy mạnh trong quý IV là yếu tố hỗ trợ quan trọng cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán thông qua các tác động gián tiếp (giúp kích thích tổng cầu, thúc đẩy tăng trưởng GDP, khôi phục các hoạt động kinh tế) và tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp, các ngành và lĩnh vực được hưởng lợi (bất động sản, hạ tầng, xây dựng, nguyên vật liệu…).

Đầu tiên, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa là hai yếu tố được kỳ vọng là động lực chính phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hai yếu tố này hiện nay đều tăng trưởng chậm lại do tác động của dịch bệnh.

Trong bối cảnh đó, thúc đẩy đầu tư công là phương án khả thi và nhanh nhất để hỗ trợ kinh tế sớm phục hồi. Theo tính toán, giai đoạn 2021-2025 nếu giải ngân vốn đầu tư công tăng thêm 1% so với năm trước thì GDP tăng thêm 0,058%.  

Thứ hai, các biện pháp cách ly xã hội được nới lỏng giúp tháo gỡ khó khăn trong việc đi lại, tiến độ triển khai các dự án tồn đọng được cải thiện.

KBSV đánh giá triển vọng dài hạn và trung hạn của ngành khu công nghiệp là tích cực với các yếu tố đã nêu trên. Một số cơ hội đầu tư đáng chú ý của mà công ty chứng khoán này đưa ra bao gồm KBC, VGC, PHR, TIP.

Đây đều là những công ty có sẵn quỹ đất lớn với giá vốn rẻ và có đất tại các khu vực hưởng lợi chính bởi nhu cầu đầu tư công/ dịch chuyển chuỗi cung ứng.

Cụ thể, KBSV dành đánh giá tích cực cho Đô thị Kinh Bắc (mã KBC) khi doanh nghiệp này sở hữu diện tích khu công nghiệp thương phẩm đang và chuẩn bị mở bán lên tới 966 hecta, diện tích khu đô thị lên tới 911 hecta có giá vốn thấp. Điểm nhấn chính của doanh nghiệp là Khu đô thị Tràng Cát 585 hecta tại Hải Phòng, dự kiến sẽ là khu đô thị ven biển bậc nhất thành phố.

Ngoài ra, KBSV cũng đánh giá tích cực đối với Cao su Phước Hòa (mã PHR) có 15.000 hecta đất cao su ở Bình Dương và kế hoạch chuyển đổi 5.000 hecta từ đất cao su sang khu công nghiệp, sẽ hưởng lợi lớn từ tiến độ phê duyệt đang đẩy nhanh của chính phủ.

Ngoài ngành bất động sản thì nhóm ngành vật liệu xây dựng cũng được đánh giá tích cực trong bối cảnh đầu tư công đang được đẩy mạnh. Trong đó, nổi bật nhất là Thép Hòa Phát (mã HPG).

Trong quý II/2021, với việc chạy tối đa công suất của 2 lò cao, kì vọng sản lượng tiêu thụ HRC của Hòa Phát sẽ đạt 35% sản lượng thép thô là động lực thúc đẩy doanh thu và lợi nhuận cho cả Công ty.

Hiện nay, Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu thép cho một loạt các dự án đầu tư công trọng điểm. Với thị phần thép xây dựng trên 35%, KBSV đánh giá Hòa Phát sẽ là doanh nghiệp được hưởng lợi từ quá trình đẩy mạnh đầu tư công của Chính phủ, cũng như nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh. “Việc cắt giảm sản lượng từ Trung Quốc sẽ tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thép khác ngoài Trung Quốc trong đó có Hòa Phát gia tăng sản lượng”, KBSV nhận định.

Exit mobile version