Điểm tin doanh nghiệp 12/11: FMC bán cổ phiếu, FPT lãi 5.200 tỷ , IPA tăng 500%.

Vimoney-diem-tin-doanh-nghiep-12-11-FMC-FPT-IPA

Điểm tin doanh nghiệp: FMC bán cổ phiếu, FPT lãi 5.200 tỷ , IPA tăng 500%. Holding của vợ chồng bà chủ VNDirect đang sở hữu những tài sản chất lượng trong hai lĩnh vực rất “hot” là chứng khoán và bất động sản. Ngoài ra, năng lượng và đầu tư công ty cũng là mảng miếng được IPA dành nhiều quan tâm.

Cổ đông Sao Ta thông qua chào bán 6,5 triệu cổ phiếu cho CP Việt Nam, giá 50.000 đồng/cp

Doanh nghiệp huy động vốn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Sau phát hành, CP Việt Nam sẽ tăng sở hữu lên 24,9% vốn mới của Fimex, Tập đoàn PAN duy trì trên 50,1%.

Thực phẩm Sao Ta (Fimex, FMC) – thành viên Tập đoàn PAN (PAN) vừa thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ và bổ sung ngành nghề kinh doanh.

Theo đó, cổ đông đã thông qua chào bán hơn 6,5 triệu cổ phiếu, tương đương 11,1% số lượng cổ phiếu đang lưu hành cho CTCP Chăn nuôi CP Việt Nam. Giá chào bán 50.000 đồng/cp, số tiền thu được khoảng 327 tỷ đồng để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Thời điểm thực hiện sau khi được sự chấp thuận của UBCKNN nhưng không chậm hơn quý I/2022.

Ban lãnh đạo Sao ta cho biết trong những năm qua đã chủ động đầu tư xây dựng nhà máy mới nâng cao công suất cũng như mở rộng vùng nuôi tôm để tăng tính tự chủ nguồn nguyên liệu đầu vào. Với những nỗ lực duy trì các thị trường xuất khẩu tôm chủ lực và thâm nhập vào các thị trường mới, FMC đã xây dựng một mô hình kinh doanh bài bản với mục tiêu phát triển bền vững, nắm bắt được tiềm năng tăng trưởng của ngành tôm trong thời gian tới.

Ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 những tháng vừa qua gây gián đoạn đến chuỗi sản xuất, nuôi tôm cũng như gây khó khăn đến hoạt động vận động và xuất khẩu. Chính vì vậy, việc huy động vốn là cần thiết nhằm giảm thiểu tác động của dịch bênh, giúp doanh nghiệp phục hồi hoạt động kinh doanh 1 các nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu của thị trường tiêu thụ tôm vẫn đang tăng trưởng ổn định.

HĐQT đánh giá CP Việt Nam thỏa mãn các tiêu chí trở thành nhà đầu tư chiến lược như có năng lực tài chính, chuyên môn và cam kết hợp tác trong thời gian ít nhất 3 năm.

Trước đó, CP Việt Nam đã mua 9,7 triệu cổ phiếu FMC, tương đương 16,56% vốn hiện tại. Việc mua thêm cổ phiếu phát hành riêng lẻ, tổ chức này sẽ nâng khối lượng nắm giữ lên 16,3 triệu đơn vị, tương đương 24,9% lượng cổ phiếu lưu hành dự kiến sau đợt chào bán.

Sau phát hành, vốn điều lệ của Fimex tăng từ 589 tỷ đồng lên 654 tỷ đồng, Tập đoàn PAN duy trì lỷ lệ sở hữu trên 50,1% vốn và vẫn hợp nhất kết quả kinh doanh.

Ngoài ra, cổ đông Fimex cũng thông qua điều chỉnh chi tiết một số ngành nghề kinh doanh trong nhóm bán buôn thực phẩm, kinh doanh bất động sản và in ấn.

9 tháng đầu năm, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh thu 3.755 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước; lãi sau thuế 177 tỷ đồng, tăng 9%.

Riêng quý III, doanh thu đi ngang ở mức 1.625 tỷ đồng và lợi nhuận giảm 9% xuống 64 tỷ đồng. Doanh nghiệp cho biết trong quý, ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát, đã phải thu hẹp quy mô chế biến, có thời điểm không tới 40% công suất.

Đến tháng 9, Sóc Trăng tuyên bố trở lại bình thường mới, doanh nghiệp cũng từng bước hồi phục. Tại thời điểm 21/9, cơ bản số lực lượng lao động đã nhỉnh hơn cùng kỳ năm trước. Do vậy, Fimex tự tin nếu tình hình dịch bệnh ổn định sẽ tăng tốc 3 tháng còn lại của năm để tiến tới hoàn thành mục tiêu doanh số năm 2021 đạt 200 triệu USD và lợi nhuận 250 triệu USD.

FPT đạt hơn 5,200 tỷ đồng LNTT trong 10 tháng

CTCP FPT (FPT) ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) trong 10 tháng đầu năm đạt 28,215 tỷ đồng và 5,206 tỷ đồng, tăng 19.4% và 19.7% so với cùng kỳ.

Giai đoạn 10 tháng đầu năm 2021, biên LNTT của FPT tăng từ 18.4% lên 18.5%. Lãi ròng và EPS lần lượt đạt 3,482 tỷ đồng và 3,844 đồng, tăng 19.0% và 18.4%, tương đương 103% kế hoạch.

FPT cho biết doanh thu ký mới của mảng Công nghệ đạt 19,462 tỷ đồng, tăng trưởng 27%. Trong đó, doanh thu ký mới của thị trường nước ngoài đạt 14,030 tỷ đồng, tăng trưởng 28%. Doanh thu và LNTT Dịch vụ CNTT nước ngoài tiếp tục tăng tốc lần lượt đạt 11,731 tỷ đồng và 1,977 tỷ đồng, tăng trưởng 20.2% và 22.7%. Trong đó, thị trường Mỹ và APAC tiếp tục dẫn đầu với tăng doanh thu lần lượt 46% và 32%, nhờ vào các hợp đồng lớn thắng thầu tại các thị trường này.

Doanh thu Chuyển đổi số cũng tăng tốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng 69% nhờ đà tăng từ các công nghệ AI/Phân tích dữ liệu, Điện toán đám mây và Low code.

Đáng chú ý trong thời gian gần đây là việc lần đầu tiên sau gần 15 năm mở văn phòng tại Singapore, FPT vừa ký kết hợp đồng có quy mô 40 triệu USD trong 2 năm, tập trung vào các dự án chuyển đổi số khối chính phủ nhằm phát triển mô hình quốc gia số – Smart Nation.

***Điểm tin doanh nghiệp 12/11: Sếp GEX lãi lớn, TNG bơm 510 tỷ cho Telio, PGI muốn tăng vốn lên 1100 tỷ***

IPA: Tăng 500% trong nửa năm, IPA Group có gì hấp dẫn?

Holding của vợ chồng bà chủ VNDirect đang sở hữu những tài sản chất lượng trong hai lĩnh vực rất “hot” là chứng khoán và bất động sản. Ngoài ra, năng lượng và đầu tư công ty cũng là mảng miếng được IPA dành nhiều quan tâm.

Mã IPA của CTCP Tập đoàn IPA chốt phiên 11/11 tăng mạnh 8,11% lên 108.000 đồng/CP, cùng với thanh khoản khá cao – 1,07 triệu cổ phiếu. Đây là phiên tăng thứ 12 liên tiếp của mã này, và là phiên tăng thứ 9 liên tiếp kể từ khi chuyển sàn từ UpCOM sang HNX (ngày 1/11).

IPA tăng mạnh trong 2 phiên gần đây (phiên 10/11 tăng 8,71%), sau khi doanh nghiệp này công bố ngày chốt quyền chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1 (19/11).

Nếu so với giữa tháng 6, IPA đã có mức tăng gấp 5 lần, với thanh khoản ngày càng cao. Đây cũng là thời điểm IPA công bố tài liệu chuẩn bị ĐHĐCĐ thường niên năm 2021, với nhiều thông tin khả quan và kế hoạch kinh doanh tích cực, từ đó dần thu hút sự chú ý của nhà đầu tư với mã cổ phiếu này. 

Tập đoàn IPA được biết đến là công ty gia đình của vợ chồng doanh nhân Vũ Hiền, Phạm Minh Hương – Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán VNDirect.

IPA hiện sở hữu 26,19% cổ phần VNDirect, cũng là tài sản đáng giá nhất của IPA. Với đà tăng mạnh mẽ của cổ phiếu VND từ đầu năm, đặc biệt kể từ sau khi chốt quyền phát hành thêm vào tháng 6, không ít cổ đông IPA kỳ vọng kịch bản tương tự sẽ đến với mã cổ phiếu này trong thời gian tới đây.

Sự kỳ vọng lớn của cổ đông IPA, ngoài uy tín trên thương trường của vợ chồng bà chủ VNDirect, còn bởi chính bởi giá trị cốt lõi của doanh nghiệp này.

Chốt phiên 11/11, VND có vốn hoá 29.526 tỷ đồng. 26,19% cổ phần VND mà IPA đang sở hữu theo đó có thị giá gần 7.700 tỷ đồng. Trong khi IPA có vốn hoá 9.600 tỷ đồng. Có nghĩa rằng phần tài sản còn lại của IPA đang có thị giá khoảng 1.900 tỷ đồng.

Vậy thì ngoài phần vốn trong VNDirect, IPA còn gì hấp hẫn?

Được thành lập từ cuối thế kỷ trước, sau hơn 2 thập kỷ phát triển, IPA đã và đang trở thành một tập đoàn đầu tư tài chính đáng chú ý trên thị trường, với 4 lĩnh vực hoạt động chính, là tài chính chứng khoán, bất động sản, năng lượng và đầu tư vào các công ty tiềm năng.

Trong mảng năng lượng, IPA sở hữu 66,4% CTCP Năng lượng Bắc Hà và 20% CTCP Phát triển Điện Trà Vinh. Năng lượng Bắc Hà là chủ đầu tư 2 nhà máy thuỷ điện Nậm Phàng và Nậm Phàng B tại Lào Cai.

Mảng năng lượng dù không chiếm tỷ trọng lớn, song mang về lợi nhuận đều đặn cho IPA nhiều năm qua. Trong nửa đầu năm 2021, Điện Trà Vinh đưa về cho IPA 3,2 tỷ đồng lợi nhuận, hay 30,4 tỷ đồng với Năng lượng Bắc Hà. Tập đoàn hiện còn đang nghiên cứu triển khai đầu tư các dự án điện mặt trời tại miền Trung.

Trong mảng đầu tư công ty, đáng chú ý có 20% cổ phần CTCP Dược phẩm ECO (ECO Pharma), 31,11% CTCP Giải pháp Phần mềm Tài chính hay 20,01% CTCP Du lịch – Dịch vụ Hội An.

Dù vậy, cùng với chứng khoán, thì bất động sản mới là lĩnh vực đặc biệt tiềm năng của IPA.

Cuối năm ngoái, tập đoàn này âm thầm mua lại toàn bộ dự án Khu đô thị mới Nam Cần Thơ từ CEO Group. Dự án có diện tích lên tới 99,86ha, vốn đầu tư 2.655 tỷ đồng, đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 vào tháng 6/2020. Cũng tại Cần Thơ, IPA tháng 10/2020 đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 với dự án Khu đô thị mới hai bên đường Nguyễn Thái Học. Dự án có diện tích 22,92ha, vốn đầu tư 735 tỷ đồng.

Ở Hội An, IPA đang triển khai dự án KĐT xanh Anvie Hà My có diện tích 91.711m2, là tổ hợp khu nhà phố thương mại, biệt thự ven biển và căn hộ khách sạn. Tổng mức đầu tư 123,4 tỷ đồng, dự kiến quý 1/2022 bắt đầu triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật và công trình nổi.

Tại Hà Nội, khu đất đáng giá nhất của IPA phải kể đến 5.361,4m2 tại 19 Trúc Khê, Láng Hạ, đã được chấp thuận chủ trương đầu tư dự án văn phòng cho đơn vị thành viên là CTCP Ong Trung Ương vào tháng 6/2020, tổng mức đầu tư 618 tỷ đồng. IPA cũng đang thuê toà nhà 01 Nguyễn Thượng Hiền, Hai Bà Trưng, Hà Nội và cho VNDirect thuê lại toàn bộ 1.560,4m2 sàn.

Ở Lương Sơn, Hoà Bình, IPA có dự án Khu sinh thái Lũng Xuân quy mô 199,08ha, được chấp thuận chủ trương đầu tư từ năm 2008.

Ngoài ra, thông qua các thành viên, IPA còn sở hữu rất nhiều lô đất có vị trí đắc địa tại TP.HCM, Hà Nội và các địa phương khác.

Cụ thể, Công ty TNHH Bất động sản Anvie sở hữu 784,8m2 đất tại Hội An, 7.147m2 đất tại đường Nguyễn Hữu Cảnh, Quận Bình Thạnh, TP.HCM; CTCP Cơ khí Ngành In có 749,1m2 tại 102 A-B Hải Thượng Lãn Ông, Quận 5 và 772,3m2 tại 90 Pasteur, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM

CTCP Khách sạn Du lịch Đại Dương có 1.701,7m2 tại 20 Lê Đại Hành, Hoàng Văn Thụ, Hải Phòng; với CTCP Ong Trung Ương, ngoài khu đất 19 Trúc Khê, còn 4.830m2 tại Thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng), 11.336m2 tại Thị xã Thái Hoà (Nghệ An), 2.066m2 tại TP. Pleiku (Gia Lai), 300m2 đất tại Phương Mai, Hoàng Mai, HN, 90.000m2 tại Vạn Kim, Mỹ Đức (Hà Nội), 262m2 tại 264 Lê Văn Sỹ, Quận 3, TP.HCM, 25.300m2 tại Lương Sơn, Hoà Bình, 3.187,2m2 tại 9-11 Einstein, Thủ Đức, TP.HCM.

Trong năm 2021, IPA tập trung đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư 2 dự án ở Cần Thơ và dự án Anvie Hà My ở Hội An, đồng thời hoàn tất các thủ tục pháp lý của các dự án còn lại trong danh mục, có kế hoạch khai thác quỹ đất một cách hiệu quả và phù hợp.

Tới cuối tháng 3/2021, tổng tài sản hợp nhất của IPA đạt 5.789 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm, chiếm chủ yếu là khoản đầu tư vào VNDirect và phải thu cho vay ngắn hạn (2.134 tỷ đồng). Bên kia bảng cân đối kế toán, chiếm 56% tổng nguồn vốn là vốn chủ sở hữu (3.283 tỷ đồng), trong đó vốn cổ phần 891 tỷ đồng, lãi sau thuế chưa phân phối 1.902 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm, IPA đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất 547,1 tỷ đồng, tuy nhiên lãi sau thuế lên tới 1.400 tỷ đồng, gấp 8,4 lần cùng kỳ và vượt 27% so với kế hoạch cả năm.

Trong 9 tháng đầu năm, IPA đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ hợp nhất 547,1 tỷ đồng, tuy nhiên lãi sau thuế lên tới 1.400 tỷ đồng, gấp 8,4 lần cùng kỳ và vượt 27% so với kế hoạch cả năm. Chiếm phần đáng kể lợi nhuận là từ 1.174,6 tỷ đồng chuyển nhượng cổ phần tại CTCP Hòn Ngọc Á Châu – chủ đầu tư dự án bất động sản cùng tên có diện tích 12ha tại khu đất ven biển quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Chất lượng nguồn vốn của IPA trong quý cuối năm được dự báo còn cải thiện mạnh hơn nữa, khi tập đoàn này trong nửa đầu tháng 10 đã hoàn thành bán 1,8 triệu cổ phiếu quỹ, thu về khoảng 130 tỷ đồng.

Ở diễn biến liên quan, IPA vừa thông báo 30/11/2021 là ngày chốt quyền tham dự ĐHĐCĐ bất thường, thời gian và nội dung họp chưa được công bố. VNDirect cũng có kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ, ngày đăng ký cuối cùng là 3/11/2021, thời gian và nội dung cụ thể cũng chưa được công bố.

Exit mobile version