Điểm tin doanh nghiệp 13/10: Vinachem, PV Power, Vicem kẻ lỗ người lãi mạnh

Diem-tin-doanh-nghiep-13-10-Vinachem-Vicem-pv-power.jpg

Điểm tin doanh nghiệp 13/10: Vinachem, PV Power, Vicem kẻ lỗ người lãi mạnh. Phân bón Miền Nam, Hóa chất Việt Trì tăng lợi nhuận 9 tháng gấp nhiều lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận 9 tháng Phân bón Bình Điền và Cao su Đà Nẵng tăng trưởng trên 30%.Vinachem ước lãi cộng hợp quý III đạt 167 tỷ đồng và 9 tháng đạt 312 tỷ đồng.

Lợi nhuận 9 tháng các doanh nghiệp phân bón và săm lốp thuộc Vinachem tăng mạnh

Phân bón Miền Nam, Hóa chất Việt Trì tăng lợi nhuận 9 tháng gấp nhiều lần so với cùng kỳ. Lợi nhuận 9 tháng Phân bón Bình Điền và Cao su Đà Nẵng tăng trưởng trên 30%.Vinachem ước lãi cộng hợp quý III đạt 167 tỷ đồng và 9 tháng đạt 312 tỷ đồng.

Giá trị sản xuất công nghiệp tính theo giá thực tế quý III của tập đoàn ước đạt 11.344 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch quý và tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu  ước đạt 10.967 tỷ đồng, thực hiện 96,4% kế hoạch quý và tăng 14,3% so cùng kỳ. Lợi nhuận cộng hợp của toàn tập đoàn 167 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 35.134 tỷ đồng, tương đương 83,4% kế hoạch năm và tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020; doanh thu 37.217 tỷ đồng, lần lượt thực hiện 84,4% và tăng 26,2%.

Lợi nhuận cộng hợp 312 tỷ đồng. Trong đó, các đơn vị thuộc Đề án 1468 ước lỗ 1.047 tỷ đồng, giảm lỗ 1.869 tỷ đồng so với 9 tháng 2020; các đơn vị còn lại lãi 1.360 tỷ đồng, tăng 17,8%.

Các đơn vị có lãi tăng mạnh trong 9 tháng như Phân bón Miền Nam (SFG) tăng 318,8%, Hóa chất Việt Trì (HVT) tăng 105,9%, Phân bón Bình Điền (BFC) tăng 41,5%, Cao su Đà Nẵng (DRC) tăng 31,5%. Ngoài ra, Supe Phốt phát & Hóa chất Lâm Thao (LAS) và DAP – Vinachem (DDV) sản xuất kinh doanh có lãi (9 tháng 2020 thua lỗ).

Trong quý, số lao động của toàn tập đoàn giảm 950 người so với cùng kỳ 2020 do dịch bệnh Covid-19. Các đơn vị thành viên đã nỗ lực bố trí đủ lao động phục vụ sản xuất, một số công ty phải bố trí phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến”,… để phòng chống dịch bệnh làm tăng chi phí và tiền lương.

Trong 9 tháng, tập đoàn đã sản xuất và cung ứng cho thị trường 2,7 triệu tấn phân bón các loại; 2,6 triệu chiếc lốp ôtô; hơn 3,4 triệu chiếc săm lốp xe máy; 175.000 tấn chất giặt rửa và nhiều sản phẩm hoá chất phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống xã hội.

Một số sản phẩm có sản lượng tăng mạnh so với cùng kỳ như acetylen tăng 77,8%, DAP tăng 56,4%, lốp xe đạp tăng 32%, săm ôtô tăng 32%, NPK tăng 27%, urê tăng 24,3%. Một số sản phẩm có sản lượng giảm như pin giảm 25,9%, săm xe máy giảm 24,9%, săm xe đạp giảm 22,7%, chất giặt rửa giảm 16,1%, …

Kim ngạch xuất nhập khẩu quý III ước đạt 179,7 triệu USD, tăng 38% so với cùng; lũy kế 9 tháng ước 529,7 triệu USD, tăng 52%. Trong đó, giá trị xuất khẩu ước đạt 304,7 triệu USD, tăng 43%; giá trị nhập khẩu ước đạt 225 triệu USD, tăng 68%.

***Điểm tin doanh nghiệp 12/10: AGP, VCA, PIC***

PV Power: Sản lượng dưới 50% kế hoạch, doanh thu tháng 9 giảm 48%

2/7 nhà máy điện của PV Power vượt kế hoạch sản lượng tháng.5 nhà máy còn lại không hoàn thành dưới 50% chỉ tiêu.Doanh thu tháng 9 giảm 48% về 869 tỷ đồng, tương đương 67% kế hoạch.

Trong đó, Nhà máy điện Vũng Áng 1 thực hiện 11,4% chỉ tiêu tháng với 33,8 triệu kWh. Sản lượng điện thấp hơn so với kế hoạch được giao là do nhà máy chỉ vận hành 3 ngày đầu tháng, tổ máy số 1 bị sự cố dừng máy từ 19/9. Ngoài ra, nhà máy đang thực hiện đại tu tổ máy số 2 (từ ngày 17/8). 

Theo đó, tổng công ty ghi nhận doanh thu tháng 9 ở mức 869 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ và tương đương 67% kế hoạch. Lũy kế 9 tháng đầu năm, PV Power ghi nhận hơn 12,2 tỷ kWh sản lượng và 20.710 tỷ đồng doanh thu, lần lượt giảm 19% và 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 10, tổng công ty dự kiến sản lượng điện đạt 1.442 triệu kWh, doanh thu ước đạt 2.031 tỷ đồng.

Về tình hình đầu tư, dự án đầu tư nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đã mở thầu ngày 23/8. Ban quản lý dự án điện đang đánh giá hồ sơ dự thầu, tiếp tục công tác thu xếp vốn, đàm phán hợp đồng mua bán khí và hợp đồng mua bán điện cho dự án theo đúng tiến độ. 

Các công ty sản xuất xi măng thuộc Vicem lỗ gần 80 tỷ trong quý III

So với cùng kỳ 2020, quý III chỉ có 2 thương hiệu là Vicem Hải Phòng và Vicem Hoàng Thạch có sản lượng bằng và cao hơn cùng kỳ. Sản lượng tiêu thụ của Vicem Hà Tiên 1 và Vicem Hạ Long thấp hơn nhiều so cùng kỳ 2020.

Đối với Xi măng Vicem Bút Sơn (BTS), các thị trường cốt lõi đều nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đặc biệt là Hà Nội, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ nên các công trình xây dựng phải ngừng thi công.

Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ tại các đia bàn lân cận Hà Nội như Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh…cũng giảm do khó khăn trong vận chuyển xi măng, ảnh hưởng bởi việc kiểm soát phương tiện vận tải, tăng chi phí xét nghiệm Covid-19 cho lái xe.

Xi măng Vicem Hoàng Mai (HOM) khó khăn trong việc thuê phương tiện vận tải đi các địa bàn xa nhà máy như Quảng Bình, Quảng Trị… Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1) và Vicem Hạ Long trạm nghiền phía Nam cũng bị ảnh hưởng nặng do TP HCM cùng các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16.

Tiêu thụ xi măng trong nước quý III chỉ đạt 11,77 triệu tấn giảm, giảm 23,7% so với cùng kỳ, trong đó Vicem đạt 3,96 triệu tấn giảm 20,8% so với cùng kỳ và bằng 71,5% so với kế hoạch,

So với cùng kỳ 2020, quý III chỉ có 2 thương hiệu là Vicem Hải Phòng và Vicem Hoàng Thạch có sản lượng bằng và cao hơn cùng kỳ. Năm thương hiệu còn lại có sản lượng tiêu thụ thấp hơn so với cùng kỳ đặc biệt Vicem Hà Tiên 1 và Vicem Hạ Long (thị trường tiêu thụ nằm trong địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid-19 tại các tỉnh phía Nam) thấp hơn nhiều so cùng kỳ 2020.

Vì vậy lợi nhuận trước thuế quý III của Vicem chỉ đạt 3,2% kế hoạch quý, bằng 2,4% so cùng kỳ. Trong đó lợi nhuận công ty mẹ giảm 62% so với cùng kỳ, lợi nhuận các công ty sản xuất xi măng lỗ 79,6 tỷ giảm 390,8 tỷ so cùng kỳ 2020, đã làm ảnh hưởng đến lợi nhuận 9 tháng của Vicem và các công ty sản xuất xi măng không đạt được mục tiêu như mong muốn.

Exit mobile version