Điểm tin doanh nghiệp 17/11: HVN mở bay đi Mỹ, PLP bán 10 triệu cổ, PTC chuyển mình, TAR tăng trưởng bất chấp Covid

ViMoney-diem-tin-doanh-nghiep-17-11-HVN-PLP-PTC-TAR

Điểm tin doanh nghiệp 17/11: HVN mở bay đi Mỹ, PLP bán 10 triệu cổ, PTC chuyển mình, TAR tăng trưởng bất châp Covid – Ngày 17/11, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã cổ phiếu -TAR) cho biết doanh nghiệp vừa trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc với giá rất tốt. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 67% so với năm 2020.

Vietnam Airlines (HVN) khai thác đường bay thẳng đến Mỹ từ 28/11

Hãng hàng không sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đến San Francisco vào ngày 28/11.Vietnam Airlines đã bắt đầu trao đổi với nhà chức trách Mỹ để khai thác đường bay đến Los Angeles trong thời gian gần nhất.Mở đường bay tới Mỹ được kỳ vọng sẽ giúp hãng khai thác thêm hai máy bay thân rộng, tạo thêm việc làm và dòng tiền.

Chiều 16/11, Vietnam Airlines (HVN) đã công bố việc nhận chứng chỉ cấp phép khai thác thường lệ các chuyến bay thương mại đến Mỹ, qua đó trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam cho đến lúc này được cấp phép bay thường lệ đến Mỹ.

Theo chia sẻ của Tổng giám đốc Lê Hồng Hà, hãng sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên từ TP HCM đến San Francisco vào ngày 28/11, đúng 20 năm sau thời điểm Vietnam Airlines lập văn phòng đại diện tại Mỹ. Dự kiến chuyến bay kéo dài 13 tiếng 50 phút chiều đi và 16 tiếng 40 phút chiều về. 

Từ tháng 12, hãng sẽ khai thác thường lệ đường bay hành khách và hàng hóa giữa TP HCM và San Francisco với tần suất 2 chuyến/tuần vào thứ Tư và Chủ nhật. Nếu dịch bệnh được kiểm soát và Chính phủ mở cửa lại các đường bay quốc tế thường lệ, Vietnam Airlines sẽ tăng tần suất lên 7 chuyến/tuần. Các chuyến bay được thực hiện bằng đội tàu bay thân rộng là Boeing 787 và Airbus A350. 

***Điểm tin doanh nghiệp: MWG lãi mạnh, HMC chịu phạt, DRH chào bán 60 triệu cổ, tăng sở hữu KSB lên 36%***

Cổ đông Nhựa Pha Lê (PLP) thông qua phương án chào bán riêng lẻ 10 triệu cổ phiếu, giá 10.000 đồng/cp

Cổ phiếu Nhựa Pha Lê chốt phiên ngày 16.050 đồng/cp, cao hơn 60% mức giá chào bán riêng lẻ. Qua 2 phương án phát hành, vốn điều lệ Nhựa Pha Lê dự kiến tăng từ 400 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Theo Nghị quyết ĐHĐCĐ bất thường, cổ đông Công ty Sản xuất và Công nghệ Nhựa Pha Lê (PLP) đã thông qua phương án chào bán 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Giá chào bán 10.000 đồng/cp, nguồn tiền huy động để nâng cao năng lực tài chính, bổ sung vốn lưu động. Cổ phiếu chào bán riêng lẻ sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 1 năm kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán. Thời gian thực hiện trong năm 2021-2022, thời điểm cụ thể do HĐQT quyết định.

Đồng thời, doanh nghiệp tiếp tục triển khai phát hành 20 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương án đã được thông qua tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 thông qua. Tỷ lệ thực hiện 2:1, 2 cổ phiếu được mua 1 cổ phiếu phát hành thêm. Giá 10.000 đồng/cp. Số tiền huy động được để tăng sở hữu Hoàng Gia Pha Lê, Khoáng sản Minh Cầm, Thương mại và Du lịch Tân Việt An.

Qua 2 phương án phát hành, vốn điều lệ Nhựa Pha Lê dự kiến tăng từ 400 tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Cổ phiếu PLP chốt phiên ngày 16/11 có giá 16.050 đồng/cp, tăng 74% so với vùng giá giữ tháng 7 và 60% mức giá chào bán nhưng thấp hơn gần 10% giá đỉnh ghi nhận ngày 22/9.

PTC: Chuyển động mới ở PTC

Với định hướng đầu tư lĩnh vực điện gió, sẽ không bất ngờ nếu xuất hiện thêm những nhà đầu tư có tiềm lực, giúp PTC gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn trong thời gian tới. Cũng không loại trừ việc PTC sẽ sớm bán ra 1,8 triệu cổ phiếu quỹ nhằm gia tăng nguồn lực cho doanh nghiệp này.

Hiện nay, ngoài 10% cổ phiếu quỹ, phần lớn cổ phần PTC còn lại thuộc sở hữu của nhóm lãnh đạo hiện hành. Cơ cấu sở hữu cô đặc thể hiện rõ qua việc chỉ 6 cổ đông nắm giữ tới 92,42% cổ phần có quyền biểu quyết, trong đó 2 cổ đông cá nhân lớn sở hữu 80,79%.

Nếu trừ cổ phiếu quỹ, thì lượng cổ phần do cổ đông nhỏ lẻ sở hữu chỉ vào khoảng 1,23 triệu đơn vị, chiếm 7,58% cổ phần đang lưu hành.

Hai năm 2019-2020, trong khi doanh thu bán hàng không đáng kể, thì PTC thu về lần lượt 98,7 tỷ đồng và 80,5 tỷ đồng doanh thu tài chính, với lãi sau thuế tổng cộng khoảng 120 tỷ đồng giai đoạn này, tương đương lãi sau thuế bình quân 60 tỷ đồng mỗi năm trên vốn điều lệ 180 tỷ đồng, giúp xoá lỗ luỹ kế và đẩy lãi sau thuế chưa phân phối lên mức 30,4 tỷ đồng vào cuối năm ngoái.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, đầu tư tài chính vẫn là hoạt động chủ đạo, mang về cho PTC 28,6 tỷ đồng doanh thu và 16 tỷ đồng lãi sau thuế, hoàn thành 78% kế hoạch cả năm.

Tại ngày 30/9/2021, tổng tài sản của PTC là 311,8 tỷ đồng, trong đó tiền và tương đương là 40,8 tỷ đồng, đầu tư tài chính ngắn hạn 52,2 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn 47,3 tỷ đồng, và chiếm quá bán là đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 165,55 tỷ đồng.

Trong các khoản đầu tư của PTC, đáng chú ý có 48,89% cổ phần trong CTCP Khách sạn Bưu điện Nha Trang và 20% cổ phần CTCP Điện gió Hướng Linh 7.

Trong đó, CTCP Khách sạn Bưu điện Nha Trang là chủ đầu tư dự án khách sạn trên khu đất rộng 1.624m2 tại vị trí đắc địa số 2 Trần Phú, TP. Nha Trang, Khánh Hoà.

Điện gió là lĩnh vực đầy tiềm năng, đặc biệt với các dự án đã COD kịp “Deadline” vừa qua. Tuy nhiên đây cũng là mảng đầu tư đòi hỏi nguồn lực lớn. Vốn chủ sở hữu của PTC hiện gần 300 tỷ đồng, với 180 tỷ đồng vốn cổ phần, 10% trong đó là cổ phiếu quỹ, là những con số còn khiêm tốn nếu muốn hướng tới những mục tiêu xa hơn.

Trong bối cảnh đó, sẽ không bất ngờ nếu xuất hiện thêm những nhà đầu tư có tiềm lực, thậm chí là “thay máu” cổ đông, giúp cựu thành viên VNPT gia tăng mạnh mẽ nguồn vốn trong thời gian tới.

TAR: Kim ngạch xuất khẩu của một doanh nghiệp gạo ở miền Tây tăng 67% bất chấp đại dịch

Ngày 17/11, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (mã cổ phiếu -TAR) cho biết doanh nghiệp vừa trúng thầu xuất khẩu 15.000 tấn gạo sang thị trường Hàn Quốc với giá rất tốt. Năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng 67% so với năm 2020.

ụ thể lô gạo mà Công ty Trung An vừa trúng thầu là loại gạo 100% tấm (nguyên liệu sản xuất bia) với giá trúng thầu 449 USD/tấn (giá CIF), quy ra giá FOB đạt 369 USD/tấn, đây là mức giá khá cao so với các thị trường khác. Tính chung từ đầu năm đến nay Công ty Trung An đã trúng thầu xuất khẩu 48.763 tấn gạo các loại sang thị trường Hàn Quốc, chiếm đến 83% so với tổng khối lượng mà Hàn Quốc chào thầu dành cho gạo Việt Nam.

Theo ông Bình, năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp chắc chắn đạt trên 30 triệu USD, tăng 67% so với năm 2020.

Báo cáo tài chính của TAR cho biết, doanh thu quý III của công ty đạt 500 tỷ đồng tuy giảm 8% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận trước thuế đạt 40 tỷ tăng 66%. Đây cũng là mức lợi nhuận theo quý cao nhất kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn HNX năm 2019.

Bên cạnh tham gia đấu thầu nhiều gói thầu xuất khẩu lớn sang Hàn Quốc, Malaysia, Philipines…TAR còn mở văn phòng đại diện tại Hamburg – Đức để tiếp cận khách hàng khách hàng thuộc Liên minh châu Âu, tận dụng lợi thế EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

TAR là một trong số doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năm 2021, TAR đặt mục tiêu đạt doanh thu 3.500 tỷ đồng và lãi sau thuế 105 tỷ đồng.

Exit mobile version