Điểm tin doanh nghiệp 2/11: VPbank, DGW, HPG

diem-tin-doanh-nghiep-2-11-vpbank-dgw-hpg.jpg

Điểm tin doanh nghiệp: VPbank, DGW, HPG. Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát tháng 10 tăng 64% so với cùng kỳ và tăng 31% so với tháng 9. Sản lượng tăng mạnh nhờ các dự án đầu tư công được đẩy mạnh tiến độ giải ngân và hoạt động sản xuất kinh doanh được trở lại trạng thái bình thường mới. 

VPBank ‘khủng’ thế nào sau khi hoàn tất thương vụ bán vốn FE Credit?

Tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất của VPBank có thể lên tới 17% sau khi hoàn tất thương vụ bán 49% vốn của FE Credit.VPBank dự kiến lên nhóm dẫn đầu về tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng.Ngân hàng có kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 75.000 tỷ đồng trong năm 2022.

Sau 6 tháng ký hợp đồng, VPBank (VPB) vừa chính thức hoàn tất chuyển nhượng 49% vốn điều lệ Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) cho đối tác là công ty con thuộc SMBC Group (Nhật Bản). 

Việc hoàn thành thương vụ bán vốn công ty tài chính có giá trị lớn nhất ngành ngân hàng, lợi ích đầu tiên, là bước đệm để VPBank thực hiện kế hoạch tăng vốn “khủng” được thông qua từ phiên họp thường niên đầu năm.

Tính đến hết quý III, vốn chủ sở hữu của VPBank là hơn 57.000 tỷ đồng với vốn điều lệ gần 25.300 tỷ đồng. Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất việc phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu thưởng để nâng vốn điều lệ lên 45.000 tỷ đồng. Khi đó, VPBank sẽ trở thành nhà băng có quy mô vốn điều lệ đứng thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau VietinBank. 

Nhưng lộ trình tăng vốn của VPBank chưa dừng lại, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên 75.000 tỷ đồng trong năm 2022, đưa VPBank trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, nếu xét theo kế hoạch tăng vốn mà các nhà băng đã tiết lộ.

“Nền tảng vốn lớn sẽ nâng cao khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh và khả năng phòng ngừa những rủi ro tiềm ẩn”, lãnh đạo nhà băng khẳng định. Hệ số an toàn vốn của VPBank (CAR) dự kiến tăng lên 17% – nhóm cao nhất hệ thống ngân hàng hiện nay. Và với “tấm đệm rủi ro” dày lên, VPBank sẽ có thêm nhiều dư địa để tăng trưởng, về tín dụng, hoặc chấp nhận một mức khẩu vị rủi ro cao hơn. 

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng mẹ đạt 20.404 tỷ đồng, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi doanh thu của ngân hàng riêng lẻ tiếp tục tăng trưởng mạnh, chi phí hoạt động tiếp tục được kiểm soát chặt, giảm 5,6%. Chỉ số chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 22% – thấp nhất thị trường, có nghĩa để thu về 100 đồng lợi nhuận, VPBank chỉ phải bỏ ra 22 đồng chi phí.

Nhờ những cải thiện này, tính đến cuối quý III, ROA và ROE của VPBank đạt 3,05% và 27,9%, cả hai chỉ số này đều tăng mạnh so với mức cùng kỳ là 2,02% và 22,7%.

Các hoạt động đẩy mạnh nền tảng ngân hàng số cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME cũng đã mang lại những kết quả. Lũy kế 9 tháng, VPBank thu hút hơn 2,6 triệu khách hàng mới. Tổng số giao dịch qua nền tảng ngân hàng số VPBank Neo đạt hơn 95 triệu, tăng 2,24 lần.

Chính những thay đổi trong chiến lược tiếp cận khách hàng giúp tỷ lệ CASA của VPBank tăng lên 22,1%, từ mức 18,8% ở thời điểm cuối quý II/2021. Con số này cũng vượt qua dự phóng của nhiều công ty chứng khoán, dù các đơn vị này đều đã tăng dự báo CASA của VPBank.

***Điểm tin doanh nghiệp 2/11: LTG, TAR, DLG***

Digiworld báo lãi quý 3 tăng 43%

Quý 3/2021, CTCP Thế Giới Số (Digiworld DGW) ghi nhận doanh thu thuần đạt 3,825 tỷ đồng và lãi ròng 107 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và 43% so cùng kỳ.

DGW ghi nhận doanh thu thuần quý 3/2021 đạt 3,825 tỷ đồng, tăng 6% so cùng kỳ. Doanh thu tài chính cũng tăng 133% (gấp 2.3 lần) lên 48 tỷ đồng. Lãi ròng đem về 107 tỷ đồng, tăng trưởng 43%.

Do dịch Covid-19 bùng phát trong quý 3 khiến thời gian “học tập và làm việc tại nhà” kéo dài kết hợp với thời điểm “back to school”, DGW ghi nhận doanh thu mảng máy tính xách tay và máy tính bảng tăng 46% so cùng kỳ, đạt 1,855 tỷ đồng.

Ở mảng điện thoại di động, doanh thu ghi nhận 1,381 tỷ đồng nhờ tăng thị phần của Xiami và Apple. Tuy vậy, con số doanh thu vẫn giảm 26% so với nền so sánh cao trong quý 3 năm trước.

Lũy kế cả 9 tháng đầu năm, DGW có doanh thu thuần 13,049 tỷ đồng và lãi ròng đạt 330 tỷ đồng, lần lượt tăng 53% và 96% so cùng kỳ. Công ty đã thực hiện 86% kế hoạch doanh thu và vượt 10% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra năm 2021.

Quý 4/2021, DGW đặt kế hoạch tham vọng với doanh thu 6,000 tỷ đồng và lãi ròng 172 tỷ đồng, lần lượt tăng 49% và 76% so cùng kỳ. Theo Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), kết quả kinh doanh quý 4/2021 của DGW được dự báo có thể tăng mạnh căn cứ vào việc mở cửa của nền kinh tế, động lực cung cầu thuận lợi và việc ra mắt các sản phẩm mới trong mùa cao điểm của ngành.

Đến thời điểm 30/09/2021, DGW đang có tổng tài sản 3,761 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Khoản phải thu ngắn hạn chiếm 2,009 tỷ đồng, tăng 77%.

Khoản nợ phải trả tại cuối quý 3 đang đạt 2,303 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Mức tăng chủ yếu do tăng vay ngân hàng thêm 438 tỷ đồng, tương ứng tăng 70%.

HPG: Sản lượng thép Hòa Phát tháng 10 tăng 31% so tháng 9 nhờ thúc đẩy đầu tư công

Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát tháng 10 tăng 64% so với cùng kỳ và tăng 31% so với tháng 9. Sản lượng tăng mạnh nhờ các dự án đầu tư công được đẩy mạnh tiến độ giải ngân và hoạt động sản xuất kinh doanh được trở lại trạng thái bình thường mới. 

Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) thông báo sản lượng bán hàng tháng 10 đạt 968.000 tấn thép các loại, tăng 64% so với cùng kỳ và tăng 31% so với tháng 9 – ghi nhận tháng tăng thứ 4 liên tiếp.

Đồng thời, sản lượng bán hàng trong tháng 10 chỉ thấp hơn mức kỷ lục thiết lập tháng 3 (đạt 1 triệu tấn). Trong đó, thép xây dựng đóng góp nhiều nhất với 467.000 tấn, tăng 87% so với cùng kỳ năm trước và tăng 42% so với tháng trước. Thép cuộn cán nóng (HRC) đạt trên 200.000 tấn, tăng 16% so với tháng 9. Ống thép đạt 72.000 tấn, tăng 85% so với tháng 9.

Doanh nghiệp cho biết việc Chính phủ áp dụng chiến lược chống dịch theo hướng thích ứng linh hoạt đã tạo điều kiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại trạng thái bình thường mới, các dự án đầu tư công được đẩy mạnh tiến độ giải ngân, … là cơ sở quan trọng giúp việc tiêu thụ thép của Hòa Phát có sự tăng trưởng tốt hơn so với các tháng trong quý III. 

Sản lượng xuất khẩu thép cuộn thành phẩm tháng 10 đạt 147.000 tấn, gấp 2,4 lần so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Campuchia,… Lũy kế 10 tháng, Hòa Phát đạt sản lượng bán hàng 7,3 triệu tấn sản phẩm thép, tăng 38% so với cùng kỳ.

Thép xây dựng đạt 3,2 triệu tấn, tăng 19%; trong đó xuất khẩu thép thành phẩm đóng góp 810.000 tấn, tăng 86% so với cùng kỳ năm trước. Thép cuộn cán nóng đạt hơn 2,1 triệu tấn. Tôn Hòa Phát đạt tổng sản lượng 318.000 tấn, gấp 2,5 lần cùng kỳ, chủ yếu nhờ lượng hàng xuất khẩu tăng cao. Hòa Phát hiện có công suất sản xuất thép thô 8 triệu tấn/năm. Tập đoàn đã tối ưu hóa hoạt động luyện thép, trong đó tận dụng tối đa khí thải, nhiệt dư để phát điện, tự chủ khoảng 70-80% điện sản xuất. 

Exit mobile version