Điểm tin doanh nghiệp 24/11: VOS cơ cấu kinh doanh, DNP chào bán cổ phiếu, VCI vay thêm vốn

ViMoney-diem-tin-doanh-nghiep-24-11-VOS-DNP-VCI

Điểm tin doanh nghiệp: VOS cơ cấu kinh doanh, DNP chào bán cổ phiếu, VCI vay thêm vốnKhoản vay hợp vốn từ nhóm các ngân hàng hàng nước ngoài được đứng đầu thu xếp bởi Maybank Kim Eng Securities cùng với Malayan Banking Berhad (chi nhánh Singapore) là một trong các bên cho vay.

Chủ tịch Vosco: Tái cơ cấu đội tàu theo hướng chuyên dụng, hiện đại là cốt lõi để tăng năng lực cạnh tranh

Ông Nguyễn Quang Minh cho biết tăng trưởng lợi nhuận quý II và III đến từ việc công ty ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho nhiều tàu, kiểm soát chi phí và triển khai tái cơ cấu toàn diện.Trong dài hạn, Vosco sẽ tiếp tục tìm kiếm, thuê thêm tàu về khai thác.

Chủ tịch Vosco xác định việc mở rộng và phát triển đội tàu theo hướng tập trung vào các tàu chuyên dụng và hiện đại là cốt lõi để tăng năng lực vận chuyển và sức cạnh tranh.Chỉ số BDI giảm từ đầu tháng 10 được cho là không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của công ty.

Vosco là doanh nghiệp niêm yết nên biến động giá cổ phiếu chủ yếu theo quy luật cung cầu trên thị trường. Có thể các nhà đầu tư cũng có cái nhìn lạc quan hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp và kỳ vọng vào lĩnh vực vận tải biển nên giá cổ phiếu VOS đã có sự bứt phá. 

Trong những tháng vừa qua, đặc biệt là quý II và quý III, lợi nhuận của công ty đã tăng trưởng mạnh. Sau 9 tháng, tổng doanh thu đạt 1.255 tỷ đồng và lãi hợp nhất 408 tỷ đồng, gấp 13,6 lần kế hoạch năm. Dự kiến cả năm 2021, công ty sẽ hoàn thành vượt mức tất cả chỉ tiêu được giao.

Điều này chủ yếu đến từ kết quả kinh doanh của đội tàu, đặc biệt là đội tàu hàng rời, được cải thiện đáng kể. Công ty ký được hợp đồng với mức cước tương đối cao cho nhiều tàu. Vosco tiếp tục áp dụng nhiều biện pháp để kiểm soát chi phí nhưng vẫn duy trì tình trạng kỹ thuật của đội tàu, đảm bảo an toàn trong khai thác và đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng.

Công ty cũng tiếp tục triển khai tái cơ cấu toàn diện, bao gồm tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức và tái cơ cấu đội tàu nên đã góp phần cải thiện kết quả kinh doanh chung. 

Những năm vừa qua, một số tàu già, tình trạng khai thác kém, chi phí sửa chữa và bảo quản bảo dưỡng cao hoặc không phù hợp với điều khiện khai thác hiện nay đã được thanh lý. Đến nay, Vosco quản lý và khai thác đội tàu 13 chiếc với tổng trọng tải 460.000 DWT gồm 8 tàu hàng khô, hàng rời, 3 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu container cỡ 560 TEU. Trong đó, 2 tàu dầu sản phẩm được thuê dài hạn theo hình thức thuê tàu trần.

Ngoài ra, công ty thường xuyên thuê thêm các tàu hàng khô để khai thác theo nhiều hình thức như thuê định hạn, định hạn chuyến, voyage relet… để tăng năng lực vận chuyển cho đội tàu. Số lượng tàu khai thác thường xuyên là 14-15 tàu.

Giai đoạn tới, Vosco sẽ tiếp tục bám sát thị trường, đánh giá hiệu quả đầu tư và cân đối dòng tiền để đầu tư thêm tàu. Trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường ngày một gay gắt, chúng tôi luôn xác định việc mở rộng và phát triển đội tàu theo hướng tập trung vào các tàu chuyên dụng và hiện đại là cốt lõi để tăng năng lực vận chuyển và sức cạnh tranh. 

Bước sang quý III, tình hình dịch bệnh phức tạp dẫn đến các biện pháp kiểm soát chặt chẽ được áp dụng tại Trung Quốc, đặc biệt từ nửa cuối tháng 8. Điều này tiếp tục giúp thị trường vận tải biển có sự tăng trưởng ngoạn mục. Trong suốt quý, chỉ số BDI tăng 55% từ 3.338 điểm ngày 1/7 lên đến 5.200 điểm tại ngày 1/10. 

Tuy nhiên, chỉ số BDI đang giảm nhanh và mạnh kể từ cuối tháng 10, cụ thể từ đỉnh gần 5.700 điểm ngày 6/10 xuống còn 2.430 điểm vào ngày 17/11 do nhu cầu vận chuyển giảm đột ngột. Cả Trung Quốc và Ấn Độ đều giảm nhập khẩu than phục vụ nhiệt điện so với số liệu dự báo trước đó. Các cảng Trung Quốc gần như không còn cảnh tắc nghẽn dẫn đến cung tàu trở thành quá dư thừa, kể cả ngay khu vực Đông Nam Á vốn rất thiếu tàu trong quý III.

Điều này không những làm gia tăng mối e ngại trong 2 tháng còn lại của năm nay mà còn cho cho cả quý I/2022 khi liên tục có nhiều kỳ nghỉ lễ kéo dài và sự kiện Olympic mùa đông vào tháng 2. 

Đối với Vosco, các tàu đã ký hợp đồng cho thuê với mức cước khá đến cuối tháng 11 và sau đó sẽ điều chỉnh về với mức cước hiện tại. Công ty vẫn đang hoạt động có hiệu quả với mức cước như hiện nay. Tận dụng cơ hội thị trường tăng cao trong gần 9 tháng qua, công ty đã có kết quả khá tốt và nhìn chung không bị ảnh hưởng quá nhiều về doanh thu cũng như hiệu quả của cả đội tàu trong năm nay.

***Tổng hợp tin doanh nghiệp tuần 15 – 22/11***

DNP: Nhựa Đồng Nai chào bán 11 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 20.698 đồng/cp

Đến 30/9/2021 Nhựa Đồng Nai còn dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn gần 7.700 tỷ đồng.

Ngày 2/12 tới đây CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP – HNX) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 10,91 triệu cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu. Tỷ lệ phát hành 10:1, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, cứ 10 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới.

Giá phát hành 20.698 đồng/cổ phiếu, dự kiến huy động gần 226 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền này sẽ được sử dụng để bổ sung nhu cầu vốn lưu động của Công ty.

Trong khi đó trên thị trường cổ phiếu DNP đang giao dịch quanh vùng giá 21.000 đồng/cổ phiếu – xấp xỉ bằng với giá phát hành chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Kết quả kinh doanh, doanh thu 9 tháng đầu năm 2021 của Nhựa Đồng Nai đạt 3.403 tỷ đồng, tăng 46,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên gánh nặng chi phí tài chính, chi phí quản ký doanh nghiệp và cả chi phí bán hàng khiến cho lợi nhuận sau thuế chỉ còn 8 tỷ đồng, giảm 72% so với lợi nhuận đạt được 9 tháng đầu năm 2020.

BCTC cũng ghi nhận đến 30/9/2021 dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn của Nhựa Đồng Nai tăng 874 tỷ đồng, lên 2.568 tỷ đồng và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn tăng 1.315 tỷ đồng, lên mức 5.117 tỷ đồng. Tổng vay nợ thuê tài chính ngắn hạn và dài hạn lên đến 7.685 tỷ đồng. Trong khi đó tổng tài sản công ty đến 30/9/2021 đạt 14.217 tỷ đồng.

VCSC ký thành công hợp đồng vay vốn với hạn mức 100 triệu USD

Khoản vay hợp vốn từ nhóm các ngân hàng hàng nước ngoài được đứng đầu thu xếp bởi Maybank Kim Eng Securities cùng với Malayan Banking Berhad (chi nhánh Singapore) là một trong các bên cho vay.

Các ngân hàng lớn cùng tham gia hợp vốn cho vay bao gồm First Commercial Bank, Hua Nan Commercial Bank, Taishin International Bank, Chang Hwa Commercial Bank, Taiwan Business Bank, Taiwan Cooperative Bank, KEB Hana Bank, Sunny Bank. Khoản vay có mức lãi suất ngắn hạn theo thị trường tiền tệ quốc tế và dự kiến được giải ngân thành 2 đợt.

Trước khi thu xếp thành công khoản vay hạn mức 150 triệu USD lần này, VCSC cũng đã thu xếp thành công khoản vay hợp danh tín chấp 40 triệu USD từ nhóm các ngân hàng dẫn đầu bởi Ngân hàng Sinopac vào quý 2/2020.

Sự thành công từ các thương vụ vay vốn trên minh chứng cho uy tín của VCSC đối với các định chế lớn trên thị trường quốc tế, và cũng là tiền đề để VCSC tiếp tục gặt hái những thương vụ hợp vốn trong tương lai.

VCSC luôn nhắm tới mục tiêu đem đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng cũng như tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông. Do đó, việc mở rộng các khoản vay nước ngoài với số vốn lớn và chi phí vốn cạnh tranh sẽ giúp VCSC có thêm nguồn lực để đẩy mạnh các mảng kinh doanh của công ty.

Nguồn vốn vay trên sẽ được VCSC phân bố vào các hoạt động của mảng dịch vụ môi giới chứng khoán và mảng dịch vụ hỗ trợ tài chính cho khách hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay margin, với mức chi phí và khối lượng cạnh tranh.

Exit mobile version