Điểm tin doanh nghiệp 3/12: Viettinbank – CTG trả cổ tức bằng tiền, TPB tăng vốn lên 15,818 tỷ so với mức cũ 11.717 tỷ

Điểm tin doanh nghiệp 3/12: Viettinbank - CTG trả cổ tức bằng tiền, TPB tăng vốn lên 15,818 tỷ so với mức cũ 11.717 tỷ

Điểm tin doanh nghiệp: Viettinbank trả cổ tức bằng tiền, TPB tăng vốn lên 15,818 tỷ so với mức cũ 11.717 tỷ – Vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26% so với hiện tại.

VietinBank (CTG) chốt quyền trả cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 8%

Ngày 15/12/2021, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG – HoSE) sẽ chốt quyền chi trả cổ tức năm 2020 cho cổ đông. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 14/12/2021.

Cụ thể, VietinBank sẽ chốt quyền tạm ứng cổ tức bằng tiền, tỷ lệ 8% (tương ứng 01 cp được nhận 800 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 17/01/2022.

Với hơn 4.8 tỷ cp đang lưu hành, ước tính VietinBank sẽ phải chi gần 3,845 tỷ đồng để thanh toán cổ tức tiền mặt cho cổ đông.

Từ đầu năm 2021 đến nay, VietinBank đã có 2 lần trả cổ tức. Lần đầu, Ngân hàng trả cổ tức 2019 bằng tiền tỷ lệ 5%, thực hiện vào ngày 21/01/2021. Đến đầu tháng 07/2021, VietinBank tiếp tục phát hành hơn 1 tỷ cp để trả cổ tức với tỷ lệ gần 29%.

Trên thị trường, giá cổ phiếu CTG đang ở mức 34,000 đồng/cp (10h20 phiên 03/12/2021), giảm 38% kể từ đỉnh đạt được hồi tháng 06/2021.

Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, trong khi nguồn thu chính tăng trưởng 24% thì hầu hết nguồn thu ngoài lãi đi lùi so với cùng kỳ. Ngân hàng dành ra hơn 14,004 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng (tăng 22%). Lãi trước thuế tăng 34%, đạt 13,911 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cổ đông ngân hàng mẹ cũng tăng 34%, đạt gần 11,172 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế riêng lẻ Ngân hàng đạt 13,634 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ. Nếu so với kế hoạch 16,800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đề ra cho cả năm 2021, VietinBank đã thực hiện được 81% chỉ tiêu.

Diễn biến giá CTG phiên 3/12

Điểm trừ lớn nhất của VietinBank là chất lượng nợ vay tại thời điểm 30/09/2021 xấu đi so với đầu năm, tổng nợ xấu tăng đến 90%, ghi nhận 18,097 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn dịch chuyển sang 2 nhóm nợ xấu còn lại. Tăng mạnh nhất là nợ nghi ngờ (gấp 7.2 lần), chiếm đến 11,630 tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng từ mức 0.94% đầu năm lên 1.67%.

***Điểm tin doanh nghiệp: CMS muốn tăng vốn khi cổ phiếu gấp 600%, VCS cổ tức bằng tiền, PHR trả cổ tức liên tục***

TPB: TPBank được chấp thuận tăng vốn thêm 4.100 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu

Vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26% so với hiện tại.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản chấp thuận việc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, TPB – HoSE) tăng vốn điều lệ thêm tối đa 4.100 tỷ đồng bằng hình thức phát hành cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu từ lợi nhuận chưa phân phối theo phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHĐCĐ TPBank thông qua tại Nghị quyết số 02/2021/NQ-TPB.ĐHĐCĐ ngày 1/11/2021. 

NHNN yêu cầu TPBank thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo quy định của pháp luật, bao gồm việc tuân thủ giới hạn sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và các văn bản hướng dẫn của NHNN sau khi tăng vốn. 

Trước đó, trong thư gửi các cổ đông, TPBank cho hay trên cơ sở tình hình kinh doanh thực tế, nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát huy tối đa các nguồn lực trong lộ trình chiến lược của TPBank, HĐQT ngân hàng dự kiến thông qua phương án tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2021 dưới hình thức phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu. 

Theo đó, nhà băng này dự kiến phát hành thêm hơn 410 triệu cổ phiếu phổ thông cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện là 35%, tức là cổ đông nắm giữ 100 cổ phiếu TPB tại ngày chốt quyền sẽ được nhận 35 cổ phiếu mới.

Cổ phiếu phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng. Nguồn vốn thực hiện từ lợi nhuận chưa phân phối sau khi trích lập các quỹ theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021.

Cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu sẽ được làm tròn xuống đến hàng đơn vị. Phần cổ phiếu lẻ phát sinh dưới 1 đơn vị sẽ bị hủy bỏ. Sau khi hoàn tất việc phát hành, vốn điều lệ của TPBank dự kiến sẽ nâng lên 15.818 tỷ đồng, tăng gần 26% so với mức vốn điều lệ hiện tại là 11.717 tỷ đồng. 

Về tình hình kinh doanh, TPBank trước đó đã công bố về kết quả kinh doanh 9 tháng năm 2019 với tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.404 tỷ đồng, tăng 790 tỷ đồng, tương đương tăng gần 50% so với cùng kỳ và hoàn thành trên 75% kế hoạch mục tiêu. 

Diễn biến giá TPB phiên 3/12

Hiện tại, tổng tài sản ngân hàng đạt trên 154.000 tỷ đồng, hoàn thành tới 98,76% kế hoạch mục tiêu đã đề ra tại đại hội cổ đông hồi tháng 4 năm nay. Tổng huy động đạt trên 138.000 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ và hoàn thành 97,3% kế hoạch mục tiêu. Đầu tháng 9, TPBank thông báo đã trích lập đủ dự phòng và mua lại toàn bộ 756,6 tỷ đồng danh mục trái phiếu VAMC trước thời hạn.

Động thái này giúp TPBank đưa số liệu nợ xấu về chỉ còn nợ nội bảng, giúp ngân hàng có thể chủ động theo dõi và xử lý nợ xấu, tăng tính minh bạch cho ngân hàng.

Exit mobile version