Điểm tin doanh nghiệp: CMC, Vinaconex, SSB, Seabank kiến nghị Chủ tich Quốc hội

Diem-tin-doanh-nghiep-cmc-vinaconex-hsbc-ssb.jpg

Điểm tin doanh nghiệp: CMC và Vinaconex ký thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa CTCP CMC và Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) đã diễn ra vào chiều ngày 6/10, chính thức ghi dấu mối quan hệ giữa hai bên trở nên mật thiết, gắn bó toàn diện và bền vững hơn.

Theo đó, CMC và Vinaconex cam kết hỗ trợ, chia sẻ nguồn lực (thông tin, quan hệ khách hàng, kỹ thuật công nghệ, phương tiện vật chất, tư vấn quản trị, nguồn lực tài chính,…) và ưu tiên sử dụng có ưu đãi sản phẩm của nhau.

Từ tháng 3/2021, với việc nắm giữ 51,15% vốn, CTCP Nhựa Đồng Nai (DNP) hiện đang là cổ đông lớn nhất của CMC.

CMC đã và đang là đối tác góp phần vào sự hoàn thiện diện mạo cho hàng hàng loạt những công trình cao cấp của Vinhomes, nhà ga quốc tế Nội Bài… CMC từng đạtgiải thưởng Khoa học công nghệ Việt Nam và được Chính phủ tài trợ cho công trình gạch thấm muối tan với tổng trị giá giải thưởng lên tới 36 tỷ đồng.

***Điểm tin doanh nghiệp: HHV, BID, MLS***

Trong thời gian tới, CMC sẽ tập trung mở rộng công suất, hướng tới sản phẩm mũi nhọn như gạch granite thấm muối tan, vi tinh cao cấp… hướng tới cung cấp sản phẩm gạch, ngói ốp lát cho những công trình hạ tầng dân dụng cao cấp tại Việt Nam.

Điểm tin doanh nghiệp: HSBC lần đầu hỗ trợ tín dụng xanh cho ngành điện gió ở Việt Nam

Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn một thành viên HSBC Việt Nam xác nhận thỏa thuận cung cấp khoản tín dụng xanh ngắn hạn trong lĩnh vực tổng thầu xây lắp các dự án năng lượng tái tạo cho Công ty cổ phần Xây lắp Điện 1 (PCC1). 

Đây là khoản tài chính bền vững đầu tiên mà HSBC cấp cho một doanh nghiệp điện gió trong nước và cũng là khoản tín dụng xanh thứ ba cho các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng tái tạo.

Trước đó là hai giao dịch dành cho dự án điện Mặt Trời trên mái nhà của Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) vào năm ngoái. Trong lần hợp tác đầu tiên này, PCC1 phối hợp chặt chẽ với HSBC Việt Nam trong quy trình quản lý và phê duyệt tín dụng nghiêm ngặt về tài chính bền vững của HSBC, được kiểm soát bởi Ủy ban cho vay bền vững của HSBC tại châu Á-Thái Bình Dương.

Việt Nam đang ghi nhận mức đầu tư vào năng lượng tái tạo cao nhất trong khu vực ASEAN. Để thu hút thêm vốn FDI và cung cấp cho các công ty nước ngoài nguồn năng lượng bền vững hơn, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ đối với năng lượng tái tạo.

Khối Nghiên cứu toàn cầu HSBC cho rằng Việt Nam có tiềm năng tốt nhất để đóng góp năng lượng tái tạo trên toàn khu vực ASEAN, với các khoản đầu tư nước ngoài đang thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành này./.

Điểm tin doanh nghiệp: HSBC lần đầu hỗ trợ tín dụng xanh cho ngành điện gió ở Việt Nam SSB: Phó chủ tịch SeABank Nguyễn Thị Nga nêu 6 kiến nghị với Chủ tịch Quốc hội

Phát biểu tại cuộc làm việc giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), bà Nguyễn Thị Nga, Phó chủ tịch thường trực hội đồng Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã đưa ra 6 kiến nghị liên quan đến hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Với vai trò là “huyết mạch của nền kinh tế”, ngành ngân hàng là chỗ dựa không thể thiếu đối với cộng đồng doanh nghiệp, là nguồn cung cấp vốn vay, nguồn lực để các doanh nghiệp có thể duy trì, ổn định và hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn khó khăn do Covid-19. 

Tuy nhiên, ngành ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh khi vừa thực hiện giãn cách xã hội, vừa triển khai các hoạt động phòng chống dịch, vừa đảm bảo an toàn, sức khỏe đời sống của người lao động, song song với việc duy trì kinh doanh liên tục để đáp ứng kịp thời nhu cầu của nền kinh tế.

Phát biểu tại cuộc làm việc giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với VCCI, bà Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Tập đoàn BRG, Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) đã đưa ra 6 kiến nghị liên quan đến hoàn thiện môi trường pháp lý, hệ thống pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 

Một là kiến nghị nghiên cứu, xây dựng Luật Giao dịch điện tử thay thế hoặc sửa đổi bổ sung Luật Giao dịch điện tử từ năm 2005 để tạo cơ sở pháp lý cho các bộ, ngành hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan;

Hai là về quản lý ngoại hối, cần nghiên cứu điều chỉnh pháp lệnh ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài, theo hướng không phân biệt đầu tư gián tiếp và trực tiếp như quy định tại Luật Đầu tư, đồng thời định hướng quản lý phù hợp với các giao dịch ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. 

Ba là về hoạt động xử lý nợ xấu thời gian qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về xử lý nợ xấu, qua đó đã tạo được hành lang pháp lý trong việc xử lý nợ, nhằm hỗ trợ cả ngân hàng và khách hàng.

Tuy nhiên, Nghị quyết 42 năm 2017 sẽ hết hiệu lực vào ngày 15/8/2022, vì vậy cần nghiên cứu ban hành văn bản gia hạn. 

Bốn là về phạm vi hoạt động của tổ chức tín dụng, đề xuất bổ sung vào Luật Các tổ chức tín dụng hoặc có văn bản hướng dẫn chi tiết, để mở rộng hoạt động như nghiệp vụ đại lý có liên quan đến hoạt động ngân hàng, đại lý quản lý tài sản, hoạt động tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp… 

Năm là hỗ trợ chính phát triển chính sách tiền tệ ổn định trong và sau giai đoạn ảnh hưởng của dịch Covid-19; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đưa ra chính sách định hướng cho các tổ chức tín dụng để hỗ trợ đúng, đủ các đối tượng thực sự bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. 

Sáu là về hoạt động kinh doanh bất động sản, đặc thù cần có hành lang pháp lý cho việc quản lý các bất động sản từ chủ đầu tư dự án, để các tổ chức tín dụng có cơ sở cấp tín dụng với các dự án này; bên cạnh đó cần có cơ sở nhận được các tài sản làm tài sản đảm bảo. 

Chung quan điểm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Lê Ngọc Lâm cũng kiến nghị Quốc hội xem xét, chỉnh sửa, bổ sung Luật Giao dịch điện tử, để bổ sung thay thế Luật Giao dịch điện tử năm 2005.

Exit mobile version