Điểm tin doanh nghiệp: HHV cơ cấu nợ, hướng đến mục tiêu lớn, MML trước thoái vốn muốn trả cổ tức 49% bằng tiền – Với gần 327 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Masan MeatLife (MML – UPcom) dự chi hơn 1.602 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trên thị trường, giá cổ phiếu MML chốt phiên 3/12 tại mức 81.000 đồng/cp, đang trong xu hướng điều chỉnh.
HHV: Nợ ngắn hạn là các nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn
Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (HHV – UPCoM) đang nộp hồ sơ đăng ký niêm yết chính thức trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Trước đó vào tháng 11/2021, Đại hội đồng cổ đông bất thường HHV đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 5.347 tỷ đồng thông qua hình thức chào bán cho các cổ đông hiện hữu (tỷ lệ phát hành 1:1). Nguồn vốn huy động được sẽ sử dụng để phục vụ cho hoạt động đầu tư và triển khai các dự án hạ tầng giao thông, dự án bất động sản và tăng trưởng hoạt động xây lắp.
Trong quý IV/2021, Đèo Cả đang thực hiện một dự án PPP như Hữu Nghị – Chi Lăng, Đồng Đăng – Trà Lĩnh, Tân Phú – Bảo Lộc… Ngoài ra, một số dự án đầu tư công công ty này đang thực hiện là cầu Cửa Lục 1 và hầm bao biển tại Quảng Ninh, cao tốc Mai Sơn – QL45, Nghi Sơn – Diễn Châu, Mỹ Thuận – Cần Thơ…
Về cơ cấu tài chính, doanh nghiệp này có quy mô nợ phải trả trên báo cáo tài chính hợp nhất là 25.722 tỷ đồng, lớn gấp 3,4 lần so với vốn chủ sở hữu của công ty.
Nợ phải trả của HHV chủ yếu là dư nợ dài hạn tại các tổ chức tín dụng (là các ngân hàng tài trợ vốn cho dự án BOT) và được đảm bảo bằng tài sản là giá trị các dự án hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT.
Trong cơ cấu nợ tại báo cáo tài chính hợp nhất của HHV, nợ ngắn hạn có giá trị là 4.260 tỷ đồng, chiếm 16,6% tổng giá trị nợ.
Về cơ cấu tài sản, công ty có tổng tài sản dài hạn là 32.082, tài sản ngắn hạn là 1.245 tỷ đồng.
Tại báo cáo tài chính công ty mẹ, nợ phải trả là 695 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.911 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn là 671 tỷ đồng, tài sản dài hạn là 2.935 tỷ đồng.
Các số liệu trên cho thấy công ty mẹ không bị mất cân đối vốn lưu động ròng do tài sản ngắn hạn vẫn nhỏ hơn so với nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn phát sinh trên báo cáo tài chính hợp nhất của Đèo Cả.
Nguyên nhân do các khoản nợ ngắn hạn chủ yếu là khoản nợ phải trả với các nhà thầu thi công, các khoản bảo lãnh bảo hành công trình và tiền giữ lại chờ quyết toán… Đây là các nguồn vốn tài trợ cho tài sản dài hạn, là giá trị các dự án hạ tầng theo hình thức hợp đồng BOT.
Masan MeatLife (MML) sắp chi cổ tức tiền mặt tỷ lệ 49% trước thềm thoái vốn mảng cám
Với gần 327 triệu cổ phiếu đang lưu hành, (MML – UPcom) dự chi hơn 1.602 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trên thị trường, giá cổ phiếu MML chốt phiên 3/12 tại mức 81.000 đồng/cp, đang trong xu hướng điều chỉnh.
HĐQT (MML) vừa thông qua Nghị quyết tạm ứng cổ tức năm 2021 bằng tiền cho cổ đông. Tỷ lệ thực hiện là 49% (4.900 đồng/cp). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 15/12 và ngày thanh toán là 24/12/2021.
Với gần 327 triệu cổ phiếu đang lưu hành, MML dự chi hơn 1.602 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Trên thị trường, giá cổ phiếu MML chốt phiên 3/12 tại mức 81.000 đồng/cp, đang trong xu hướng điều chỉnh.
Mới đây, CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco, công ty con của Masan với tỷ lệ sở hữu là 87,3% vốn) đã công bố chuyển nhượng hơn 20 triệu cổ phần CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, VSN), tương đương sở hữu 24,9% vốn cho MML.
Động thái chuyển nhượng nội bộ này diễn ra trong bối cảnh MML đang thực hiện tái cơ cấu, hợp tác với đối tác nước ngoài trong mảng cám để chuyên biệt hóa chuỗi giá trị đạm động vật và tập trung nguồn lực cho mảng thịt.
Cụ thể, công ty De Heus Việt Nam vừa thông báo việc tiến tới sáp nhập 100% mảng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi MNS Feed vào tổ chức của mình. MNS Feed là đơn vị thuộc Masan MEATLife.
MML được biết đến là đơn vị hoạt động trong chuỗi giá trị thịt có thương hiệu của Masan, tập trung vào việc cải thiện năng suất trong ngành đạm động vật của Việt Nam. Thành lập MML từ năm 2018, Masan đặt mục tiêu mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm thịt truy xuất được nguồn gốc; đặc biệt trong một thị trường phân mảnh và chưa có thương hiệu.
Cũng trong giai đoạn 2018-2019, MML lần lượt ra mắt thương hiệu MEATDeli tại Hà Nội và Tp.HCM. Sang năm 2020, MML mở rộng hoạt động sang thị trường thịt gà bằng việc góp vốn 51% vào CTCP 3F VIỆT vào tháng 11, tiến thêm một bước nữa trong việc hoàn thành chuỗi 3F của mình.
Kết thúc quý 3 vừa qua, MML ghi nhận doanh thu tăng trưởng tốt lên 5.182 tỷ đồng. Dù vậy, giá vốn tăng mạnh khiến lợi nhuận gộp thu về giảm từ mức 755 tỷ xuống còn 656 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, lợi nhuận ròng MML thu về 120 tỷ đồng, giảm 15% so với cùng kỳ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu hợp nhất MML đạt 15.887 tỷ đồng, tăng 32% và lợi nhuận sau thuế 379 tỷ đồng, tăng 29% so với 9 tháng đầu năm ngoái. Theo MML, từ đầu năm đến nay Công ty đã và đang chuyển đổi sang nền tảng hàng tiêu dùng có thương hiệu, tín hiệu khả quan là thịt mát MEATDeli có lợi nhuận.
Với sự tăng tốc của mảng kinh doanh thịt, Masan cũng đã ký Bản ghi nhớ hợp tác với Royal De Heus Group nhằm tập trung hơn nữa vào mảng kinh doanh này, đồng thời đảm bảo chất lượng và hiệu suất của chuỗi cung ứng.