Điểm tin doanh nghiệp: LPB chào bán 40 trái phiếu, BID chốt 24/12 chi trả cổ tức

Điểm tin doanh nghiệp: LPB chào bán 40 trái phiếu, BID chốt 24/12 chia tra cổ tức

Điểm tin doanh nghiệp: LPB chào bán 40 trái phiếu, BID chốt 24/12 chia tra cổ tức – BIDV thống nhất ngày 24/12 tới đây là ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 2% và cổ phiếu tỷ lệ 25,77%. Với việc sở hữu 80,99% vốn BIDV, cổ đông Nhà nước sẽ nhận về 650 tỷ tiền mặt và gần 840 triệu cổ phiếu mới.

LienVietPostBank (LPB) chào bán 40 triệu trái phiếu ra công chúng

Từ ngày 11/12/2021, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) sẽ chào bán 40 triệu trái phiếu tăng vốn cấp 2, với mệnh giá 100.000 đồng/trái phiếu ra công chúng.

Thông tin từ LienVietPostBank cho biết, đợt chào bán trái phiếu lần này nhằm tăng quy mô vốn tự có, góp phần cải thiện tỷ lệ CAR và các tỷ lệ bảo đảm an toàn khác trong hoạt động; bổ sung nguồn vốn huy động trung dài hạn đáp ứng nhu cầu cho vay trung dài hạn, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả; và nâng cao năng lực cạnh tranh của LienVietPostBank thông qua đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn trên thị trường …

Hoạt động phát hành này được chia thành 2 đợt (quý IV/2021 và quý I/2022) với 2 loại trái phiếu (trái phiếu kỳ hạn 7 năm, trái phiếu kỳ hạn 10 năm), tổng giá trị chào bán theo mệnh giá là 4.000 tỷ đồng.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không được bảo đảm bằng tài sản, không kèm chứng quyền, thỏa mãn các điều kiện để được tính vào vốn cấp 2 theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Lãi suất trái phiếu được tính theo phương thức lãi suất tham chiếu cộng biên độ. Trong đó, lãi suất tham chiếu là trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng VND, trả lãi sau, áp dụng cho kỳ hạn 12 (mười hai) tháng (hoặc tương đương) công bố tại trang thông tin điện tử chính thức của các ngân hàng tham chiếu, bao gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank và Agribank tại ngày xác định lãi suất.

Cụ thể, lãi suất của 2 loại trái phiếu phát hành trong đợt 1 (quý IV/2021) cho kỳ tính lãi đầu tiên từ ngày 30/12/2021 cho đến, nhưng không bao gồm ngày 30/12/2022 như sau: Trái phiếu kỳ hạn 7 năm là 7,425%/năm, trái phiếu kỳ hạn 10 năm là 7,725%/năm.

Số lượng đặt mua tối thiểu đối với nhà đầu tư cá nhân là 200 trái phiếu, đối với nhà đầu tư tổ chức là 10.000 trái phiếu. Thời gian nhận đăng ký mua của đợt 1 từ ngày 11/12/2021 đến ngày 30/12/2021.

***Điểm tin doanh nghiệp 13/12: HHV được chấp thuận sang HOSE, BSR đẩy mạnh hợp tác mua bán dầu thô***

BIDV (BID) chốt ngày 24/12 để chia cổ tức: Cổ đông Nhà nước sắp nhận 650 tỷ tiền mặt và gần 840 triệu cổ phiếu mới

BIDV thống nhất ngày 24/12 tới đây là ngày chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức bằng tiền mặt tỷ lệ 2% và cổ phiếu tỷ lệ 25,77%. Với việc sở hữu 80,99% vốn BIDV, cổ đông Nhà nước sẽ nhận về 650 tỷ tiền mặt và gần 840 triệu cổ phiếu mới.

Hội đồng quản trị BIDV vừa quyết định ngày 24/12 là ngày đăng ký cuối cùng để chi trả cổ tức năm 2020 bằng tiền mặt năm 2020 và phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhận còn lại các năm trước.

Theo đó, BIDV sẽ chi hơn 804 tỷ đồng để trả cổ tức tiền mặt theo tỷ lệ 2% (mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được 200 đồng) và phát hành hơn 1 tỷ cổ phiếu theo tỷ lệ 25,77%. Ngày thanh toán cổ tức bằng tiền mặt là ngày 24/1/2022.

Được biết, cổ đông Nhà nước hiện đang sở hữu 80,99% vốn của BIDV, tương đương gần 3,26 tỷ cổ phần. Nhà đầu tư chiến lược nước ngoài Keb Hana Bank sở hữu hơn 603 triệu cổ phiếu, tương đương 15% vốn điều lệ BIDV.

Như vậy, trong đợt chia cổ tức lần này, Nhà nước sẽ nhận được hơn 650 tỷ đồng và gần 840 triệu cổ phiếu mới. Trong khi Keb Hana Bank nhận được hơn 120 tỷ đồng và 155,6 triệu cổ phiếu mới.

Theo kế hoạch, BIDV sẽ phát hành tối đa gần 1,037 tỷ cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 25,77%.

Sau phát hành, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng thêm 10.365 tỷ lên hơn 50.585 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của ngân hàng là hơn 40.220 tỷ đồng, đứng thứ ba toàn ngành sau VietinBank (48.058 tỷ) và VPBank (44.455 tỷ đồng).

Bên cạnh đó, BIDV cũng sẽ tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, an toàn, có phương án/dự án kinh doanh khả thi, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME), doanh nghiệp FDI có tiềm năng phát triển, lợi thế cạnh tranh; mở rộng kênh phân phối hiện đại và nâng cao chất lượng kênh phân phối truyền thông trong nước, khu vực và thế giới.

Tại đại hội cổ đông thường niên hồi đầu năm, cổ đông BIDV đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng lên 48.524 tỷ (tương đương tăng 20,6%). Trong đó, ngân hàng dự kiến phát hành 207,3 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 5,2%), phát hành 281,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 7%). Ngoài ra, BIDV dự kiến phát hành thêm 341,5 triệu cổ phiếu mới (tỷ lệ 8,5%) theo hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ.

Như vậy, tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu hiện tại đã được điều chỉnh từ 12,2% lên 25,77%.

Exit mobile version