Điểm tin doanh nghiệp 25/10: SCIC bán vốn BVH, BMI và NTP – TNH lãi 80%, FMC lãi 199 tỷ

diem-tin-doanh-nghiep-25-10-scic-bvh-bmi-ntp-tnh-fmc.jpg

Điểm tin doanh nghiệp 25/10: SCIC bán vốn BVH, BMI và NTP – TNH lãi 80%, FMC lãi 199 tỷ. Doanh thu Sao Ta 9 tháng tăng 17% và lợi nhuận ròng tăng 9% so với cùng kỳ. Chi phí vận chuyển của doanh nghiệp tăng cao trong 9 tháng do giá cước tăng.Doanh nghiệp đã chuẩn bị cho kế hoạch tăng tốc quý cuối năm để hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

SCIC đang nắm giữ 50,7% vốn Bảo Minh, 37% vốn NTP và 3,26% vốn BVH. Bộ Tài chính đề nghị SCIC triển khai bán vốn và nộp tiền về ngân sách trước 20/12. 

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) bán vốn tại các doanh nghiệp để nộp tiền về quỹ hỗ trợ sản xuất và phát triển doanh nghiệp. 

Cụ thể, Bộ Tài chính đề nghị SCIC triển khai thoái vốn năm 2021 đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó tập trung thoái vốn tại Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH), Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (HoSE: BMI) và Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong (HNX: NTP). 

Tiền thu từ thoái vốn tại 3 doanh nghiệp trên nộp về Quỹ hỡ trợ sắp xết và phát triển doanh nghiệp trước ngày 20/12 để nộp ngân sách Nhà nước. SCIC đang nắm giữ 22,15 triệu cổ phiếu BVH, tương đương 3,26% vốn; 55,44 triệu cổ phiếu Bảo Minh, tương đương 50,7% vốn và 43,7 triệu cổ phiếu NTP, tương đương 37% vốn.

Xét theo giá thị trường, SCIC có thể thu về gần 6.500 tỷ đồng từ thoái toàn bộ vốn 3 doanh nghiệp trên. Trong đó, BVH và BMI tăng giá đều đặn trong 3 tháng qua thì NTP mới bật tăng gần đây. Tính đến nay, cổ phiếu BVH tăng 26%, BMI tăng 29,3%, NTP tăng nhẹ gần 10% so với vùng giá tháng 8.

***Tổng hợp tin doanh nghiệp tuần 18 – 24/10/2021***

Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (TNH) lãi quý III tăng 80% đạt 60 tỷ đồng

Quý III, doanh thu thuần tăng 40%, lợi nhuận sau thuế tăng 80% so với cùng kỳ, đạt 60 tỷ đồng.Luỹ kế 9 tháng, doanh thu tăng 32% đạt 308 tỷ; lãi sau thuế tăng 39% lên gần 110 tỷ đồng.

Công ty cho biết mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng đơn vị vẫn đi vào hoạt động ổn định, tiếp nhận thêm nhiều bệnh nhân đến khám nên doanh thu tăng mạnh.

Chi phí tài chính tăng 59% lên gần 11 tỷ do công ty vay để mở rộng xây dựng bệnh viện. Chi phí quản lý tăng nhẹ 8%, ở mức 4 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế tăng 80% so với cùng kỳ, đạt 60 tỷ đồng. EPS tăng từ 802 đồng lên 1.447 đồng.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu tăng 32% đạt 308 tỷ, lãi sau thuế tăng 39% lên gần 110 tỷ đồng. Với kết quả này, doanh nghiệp hoàn thành 73% chỉ tiêu doanh thu và 79% mục tiêu lợi nhuận cả năm.

Cuối quý III, quy mô tài sản tăng 8% lên hơn 1.247 tỷ đồng, trong đó tài sản cố định chiếm 72%, tương đương 897 tỷ đồng. Tiền và tương đương tiền gấp hơn 3 lần lên gần 76 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn giảm 7% xuống 140 tỷ đồng. 

Về nguồn vốn, doanh nghiệp chủ yếu vay ngân hàng, nợ vay ngắn hạn tăng từ 98 tỷ lên 126 tỷ đồng, song nợ dài hạn giảm từ hơn 375 tỷ về 337 tỷ đồng. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu là 62%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt hơn 332 tỷ đồng tính đến cuối tháng 9.

Trong năm, công ty đã đưa Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên giai đoạn 2 vào hoạt động từ tháng 8 và chuẩn bị đầu tư dự án Bệnh viện đa khoa Yên Bình Thái Nguyên giai đoạn 2. Ngoài ra, doanh nghiệp thực hiện liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng 3 bệnh viện chuyên khoa gồm Bệnh viện phụ sản quốc tế TNH, Bệnh viện mắt quốc tế TNN, Bệnh viện tai mũi họng TNH, Bệnh viện tai mũi họng TNH triển khai trong năm 2021 và hoạt động năm 2022.

Thực phẩm Sao Ta (FMC) lãi 9 tháng 177 tỷ đồng, tăng 9%

Doanh thu Sao Ta 9 tháng tăng 17% và lợi nhuận ròng tăng 9% so với cùng kỳ. Chi phí vận chuyển của doanh nghiệp tăng cao trong 9 tháng do giá cước tăng.Doanh nghiệp đã chuẩn bị cho kế hoạch tăng tốc quý cuối năm để hoàn thành mục tiêu kinh doanh.

Xét về cơ cấu doanh số, Sao Ta tăng tỷ trọng thị trường Mỹ từ 27,6% năm 2020 lên 32,2% trong 9 tháng nhờ vào việc thị trường này sau khi phủ được tiêm phòng vaccine đã mở cửa trở lại, nhu cầu thực phẩm gia tăng. Thị trường EU giảm tỷ trọng đóng góp trong doanh thu nhưng duy trì giá trị tương đương cùng kỳ năm trước. Thị trường Nhật Bản ổn định nhờ mảng cung ứng bán lẻ. Doanh nghiệp cho rằng từ 1/10, Tokyo mở cửa, hứa hẹn lĩnh vực dịch vụ, nhà hàng sẽ tăng nhu cầu.

Doanh thu tài chính tăng 56% lên 38 tỷ nhờ tăng lãi tiền gửi và lãi chênh lệch tỷ giá, chi phí tài chính tăng 15% lên 12 tỷ đồng. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh từ 70 tỷ lên 120 tỷ đồng, riêng chi phí vận chuyển 113,5 tỷ đồng, hơn gấp đôi cùng kỳ do diễn biến giá cước tăng cao.

Doanh nghiệp tôm báo cáo lợi nhuận sau thuế tăng 9% lên 177 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đi ngang ở mức 162 tỷ đồng

Riêng quý III, doanh thu đạt 1.625 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm trước. Giá vốn giảm nhẹ 1,2% giúp lợi nhuận gộp tăng 17% lên 150 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 7,9% lên 8,3%. Tuy nhiên, chi phí bán hàng tăng mạnh gần gấp đôi lên 85 tỷ đồng khiến lãi ròng giảm 20% xuống 56 tỷ đồng.

Trong quý, ảnh hưởng của dịch bệnh bùng phát, Sao Ta đã phải thu hẹp quy mô chế biến, có thời điểm không tới 40% công suất. Đến tháng 9, Sóc Trăng tuyên bố trở lại bình thường mới, doanh nghiệp cũng từng bước hồi phục. Tại thời điểm 21/9, cơ bản số lực lượng lao động đã nhỉnh hơn cùng kỳ năm trước.

Do vậy, Fimex tự tin nếu tình hình dịch bệnh ổn định sẽ tăng tốc 3 tháng còn lại của năm để tiến tới hoàn thành mục tiêu doanh số năm 2021 đạt 200 triệu USD và lợi nhuận 250 triệu USD.

Thực phẩm Sao Ta vừa có cổ đông mới là CTCP Chăn nuôi C.P Việt Nam. Doanh nghiệp này đã mua lần lượt 4,35 triệu cổ phiếu và 5,4 triệu cổ phiếu FMC vào phiên ngày 11-12/10, tương đương tỷ lệ sở hữu 16,56% vốn.

C.P Việt Nam là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chăn nuôi heo, gia cầm và sản xuất thực phẩm. Lợi nhuận C.P Việt Nam tiệm cận mức 1 tỷ USD, sánh ngang cùng các FDI hàng đầu khác như Samsung Electronics hay Honda Việt Nam.

Exit mobile version