ĐIểm tin doanh nghiệp: TCO, PLP, VEA, VEAM “bay hơi” hàng triệu USD

Vimoney-diem-tin-doanh-nghiep-TCO-VEA-PLP.jpg

ĐIểm tin doanh nghiệp TCO: Đằng sau quyết định chơi lớn tại CTCP Gavi của TCO

Bán sạch 8 công ty con, lên kế hoạch chào bán cổ phiếu để thâu tóm CTCP Gavi, bầu mới 2 thành viên HĐQT – đó là những động thái đáng chú ý ở TCO sau loạt chuyển biến lớn trong cơ cấu cổ đông.

Một trong những ứng viên được bầu vào HĐQT CTCP Vận tải đa phương thức Duyên Hải (Mã CK: TCO) tại Đại hội đồng cổ đông bất thường lần 1 năm 2021 (hôm 25/9) cũng chính là cựu giám đốc của CTCP Gavi (Gavico): ông Trần Hoàng Anh Tuấn (SN 1981).

Diễn biến giá của TCO

Ông Trần Hoàng Anh Tuấn đã nhận chuyển nhượng 50% vốn Gavico từ Công ty TNHH Thương mại đầu tư Tín Thương (Tín Thương). Sau giao dịch này, cơ cấu cổ đông của Gavico bao gồm: ông Trần Hoàng Anh Tuấn (50% VĐL), công ty Tín Thương (30% VĐL), ông Trần Huy Cường (10% VĐL) và bà Lê Thị Hoàng Trinh (10% VĐL).

Ông Hoàng Anh Tuấn đảm nhiệm vai trò Giám đốc kiêm người đại diện của Gavico từ tháng 11/2017 tới tháng 1/2018, rồi chuyển giao cho ông Huỳnh Khánh Vinh (SN 1980). Vị trí này sau đó lần lượt được trao cho ông Nguyễn Văn Tính (SN 1966) và Nguyễn Thanh Phong (SN 1993).

Đến tháng 5/2020, ông Trần Anh Tuấn đã nắm giữ tới 64% cổ phần Gavico, trong khi các cổ đông còn lại đã triệt thoái vốn. Cập nhật tới tháng 9/2021, Gavico đã tăng mạnh vốn điều lệ từ 155 tỉ đồng lên 400 tỉ đồng.

Ngoài Gavico, ông Tuấn cũng được biết tới trong vai trò là Chủ tịch HĐQT/HĐTV của một loạt pháp nhân khác, như: CTCP Dịch vụ TaZon; CTCP Oriental Cove; CTCP AllFarm; Công ty TNHH Thương mại DeliFarm.

CTCP HQ Investment Group tiền thân là CTCP Sài Gòn HQ Investment, được sáng lập bởi Công ty TNHH Eco United Holdings (34% VĐL), Công ty TNHH Uy Nghi Investment (40% VĐL) và ông Lương Văn Quang (26% VĐL).

***Điểm tin doanh nghiệp: MML, VGC, HTL, ABB: ABBank ‘đứng sau’…***

Trong đó, tính đến tháng 12/2019,

Công ty TNHH Uy Nghi Investment (UNI) có vốn điều lệ 500 tỉ đồng. Trong đó, ông Lại Minh Hậu sở hữu 10% vốn, bà Võ Diệp Cẩm Vân – con gái ông Võ Trường Thành – sở hữu 90% cổ phần còn lại.

Kết hợp với nguồn vốn tự có, TCO dự kiến dành ra 601,8 tỉ đồng để mua lại 20,4 triệu cổ phần (tương đương 51% vốn) Gavico từ các cổ đông hiện hữu với giá 29.500 đồng/cp.

Việc chào bán cổ phần để thâu tóm Gavico là một trong những diễn biến đáng chú ý ở TCO sau một loạt sự thay đổi lớn trong cơ cấu cổ đông kể từ đầu năm 2021 tới nay.

Các cổ đông lớn như CTCP Hàng hải MACS, Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank Capital), ông Nguyễn Thành Lê và bà Nguyễn Thị Nhung đã bán ra tổng cộng 6,7 triệu cổ phiếu TCO, chiếm khoảng 35,8% vốn điều lệ.

Trong khi đó, các nhà đầu tư cá nhân như Đàm Mạnh Cường, Phạm Duy Như Quỳnh và Lê Hồng Ngọc tích cực gom mua cổ phần TCO, hiện nắm giữ khoảng 7,2 triệu đơn vị, tương đương 43,59% vốn điều lệ.

Xen giữa các giao dịch nói trên là sự xuất hiện của CTCP HQ Investment Group với hoạt động ‘trading’ hàng triệu cổ phần TCO.

Ngoài ra, trong nửa đầu năm 2021, TCO cũng tiến hành triệt thoái vốn ở cả 8 công ty con. Hoạt động tái cơ cấu giúp TCO thu về 208,2 tỉ đồng từ thu hồi đầu tư góp vốn.

Ở chiều hướng ngược lại, TCO đã chi 19,9 tỉ đồng để mua cổ phiếu DGT của CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai và 11,1 tỉ đồng mua cổ phiếu HTP của CTCP In sách giáo khoa Hoà Phát.

Bên cạnh đó, TCO còn dành ra 140 tỉ đồng tham gia góp vốn vào một loạt hợp đồng hợp tác kinh doanh với Công ty TNHH Thương mại TTRice (TTRice), Công ty TNHH Xây dựng Hưng Phát (Hưng Phát) và CTCP Bất động sản Hoà Phú (Hoà Phú).

ĐIểm tin doanh nghiệp: PLP nhựa Pha Lê vận hành nhà máy sản xuất phào, nẹp SPC

Công ty cổ phần Công nghệ nhựa Pha Lê (PLP – sàn HOSE) cho biết, từ tháng 10/2021, nhà máy sản xuất phào, nẹp, sản phẩm phụ trợ của ván sàn SPC của Công ty sẽ chính thức vận hành.

Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần 2 cho sản phẩm mới Dự án đầu tư Nhà máy sản xuất phụ gia ngành nhựa đã được Ban Quản lý Khu kinh tế Hải Phòng cấp cho PLP vào ngày 18/6/2021.

Diễn biến giá của PLP

Phào, nẹp SPC là những phụ kiện không thể thiếu khi thi công và hoàn thiện nội thất, đặc biệt là với sàn SPC. Đây là phụ kiện có chức năng che đi các khoảng trống giãn nở cho sàn khi hoàn thiện, đồng thời được sử dụng để trang trí giúp tăng tính thẩm mỹ cho nền lát sàn gỗ.

Sản phẩm có các ưu điểm vượt trội so với phào, nẹp gỗ như chống mối mọt, cong vênh, chống nước, chịu nhiệt, chống cháy hoàn toàn, khả năng giữ màu tốt và chống biến dạng, va đập mạnh, có độ bền rất cao, không chịu ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết…

Ở dự án này, PLP sử dụng công nghệ sản xuất phào nẹp chuẩn Mỹ, nhằm đảm bảo chất lượng, bảo vệ môi trường, không có formaldehyde hay bất kỳ kim loại nặng nào ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng.

Không dừng lại ở 2 dây chuyền cung cấp sản lượng gần 3 triệu m dài/năm, PLP đang trong quá trình đàm phán đặt thêm 6 dây chuyền, dự kiến có thể vận hành vào đầu năm 2022 với công suất tổng thể lên tới 10 triệu m dài/năm. Đây sẽ là nhà máy lớn nhất Việt nam và nằm trong top những đơn vị sản xuất phụ kiện cho sàn lớn nhất thế giới.

Dự kiến, doanh thu của nhóm sản phẩm phụ kiện phào nẹp sàn SPC của PLP lên đến 300 tỷ đồng/năm.

Nhà máy có tổng vốn đầu tư hơn 650 tỷ đồng, với 14 dây chuyền công suất lớn, hệ sản phẩm cao cấp hơn nhà máy SPC Đồng Nai, tổng sản lượng theo thiết kế là 15 triệu m2/năm. Cùng với nhà máy Đồng Nai đưa vào hoạt động từ năm 2020, Nhựa Pha Lê và các đối tác sẽ nâng công suất ván sàn SPC lên 26 triệu m2 sàn/năm.

Trên thế giới, ván sàn công nghệ SPC rất phát triển trong ngành công nghiệp lát sàn nói chung và đang dẫn dắt thị trường từ 2019. SPC tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị doanh thu và chiếm thị phần từ hầu hết các sản phẩm cạnh tranh khác.

Năm 2020, thị trường vật liệu sàn của Mỹ đạt 30 tỷ USD, trong đó thị trường SPC đạt 5 tỷ USD, chiếm 17% thị phần, tăng trưởng 30% so với 2018.

Ở châu Á, Hàn Quốc đang là một thị trường tiềm năng với nhu cầu ước 33 triệu m2/năm, tổng doanh thu 536 triệu USD. Tại đây, các loại vật liệu truyền thống như sàn gỗ công nghiệp dần đánh mất vị thế, nhường chỗ cho các loại vật liệu cao cấp mới như sàn SPC. Cho đến nay, sàn SPC do nhà máy Đồng Nai sản xuất đã xuất khẩu tới 70% tỷ trọng sản phẩm sang Mỹ.

ĐIểm tin doanh nghiệp: VEA dự án khiến VEAM “bay hơi” hàng triệu USD

Mặc dù dự án chưa được phê duyệt đầu tư nhưng Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp – VEAM đã chi 2,5 triệu USD để thực hiện dự án.

Theo kết luận điều tra, VEAM được thành lập năm 1995, hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước, thuộc Bộ Công thương. Từ năm 2017, VEAM chuyển sang công ty cổ phần, vốn điều lệ 13.288 tỷ đồng, vốn nhà nước vẫn chiếm 88,47%.

Ngày 10/4/2014, HĐTV của VEAM đã nghị quyết số 04 phê duyệt dự án đầu tư sản xuất máy kéo 4 bánh hạng trung tại Khu công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa. Tổng mức đầu tư là 1.357 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ năm 2016 – 2022.

Theo các quy định về quản lý, sử dụng vốn nhà nước, Bộ Công thương là đơn vị chủ quản của VEAM, có thẩm quyền xem xét, phê duyệt, chấp thuận nội dung dự án trên (phê duyệt báo cáo dự án khả thi – F/S).

Diễn biến giá của VEA

Ngày 22/9/2014, VEAM báo cáo Bộ Công thương xin ý kiến về chủ trương đầu tư. Ngày 9/10/2014, Bộ Công thương có văn bản nêu: “VEAM cần làm rõ nguồn vốn đầu tư (kể cả phương án liên doanh) và thực hiện đầu tư dự án theo đúng quy định của pháp luật hiện hành”.

Theo đó, Công ty thuê Công ty TNHH ISEKI Nhật Bản thực hiện tư vấn kỹ thuật, công nghệ và thiết bị sản xuất với giá trị hợp đồng là 100.000 USD.

Đến ngày 11/3/2016, HĐTV đã họp phiên mở rộng, đồng ý ký hợp đồng với ISEKI. Đến tháng 7/2016, ông Trần Ngọc Hà và ISEKI tiếp tục ký hợp đồng cung cấp li-xăng với giá 2,5 triệu USD. Đây là hợp đồng không được hủy ngang. Theo đó, ISEKI sẽ tiết lộ và cung cấp cho VEAM các thông tin kỹ thuật liên quan đến việc sản xuất, lắp ráp, bán và cung cấp dịch vụ cho máy kéo…

Ngày 28/12/2016, ông Trần Ngọc Hà tiếp tục gửi tờ trình lên Bộ Công thương về việc thẩm định thiết kế cơ sở dự án. Bộ Công thương có kết luận: “Thực hiện phê duyệt lại hoặc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án… Đối với những tồn tại và thiếu sót trong hồ sơ thiết kế cơ sở, chủ đầu tư cần tiếp thu sửa đổi bổ sung theo kiến nghị…”.

Sau khi tiến hành thẩm định lại dự án, ngày 5/10/2018, ông Bùi Quang Chuyện – khi đó là Chủ tịch HĐQT của VEAM đã ký văn bản gửi Bộ Công thương đánh giá: “Dự án sẽ không đạt được thông số trong báo cáo khả thi về công suất 10.000 máy kéo/năm, thời gian thu hồi vốn… dẫn đến dự án sẽ không có hiệu quả, tiềm ẩn rủi ro…” và kết luận: “Đề nghị không tiếp tục dự án”.

Do đó, ngày 5/11/2018, Bộ Công thương có văn bản đồng ý với kết luận trên. Đồng thời, đề nghị làm rõ trách nhiệm của HĐTV/HĐQT VEAM và các cá nhân liên quan trong việc thẩm định, quyết định các nội dung chuẩn bị đầu tư.

“Năm 2019, Thanh tra Bộ Công thương có kết luận việc không thực hiện dự án dẫn đến thiệt hại chi phí là hơn 69 tỷ đồng.

Tuy nhiên, VEAM đã thu hồi hơn 9,4 tỷ đồng đặt cọc thuê đất và một số chi phí khác thuộc giai đoạn chuẩn bị dự án nên không bị xem xét trách nhiệm.”

Kết quả điều tra xác định, việc ký hợp đồng li-xăng khi chưa có quyết định đầu tư là sai phạm, gây thiệt hại cho nhà nước 2,5 triệu USD (hơn 56,5 tỷ đồng).

Xác minh tại Bộ Công thương thể hiện, đơn vị này chỉ ban hành Quyết định số 6369 phê duyệt danh mục dự án không phải là quyết định phê duyệt chấp thuận đầu tư.

Tại cơ quan điều tra, ông Hà trình bày việc ký hợp đồng li-xăng với ISEKi để VEAM lập báo cáo khả thi chính xác hơn. Công ty có thể sử dụng các thông tin từ hợp đồng vào việc khác, song ông Hà cũng thừa nhận việc này không mang lại hiệu quả.

Về việc ký các chứng từ thanh toán cho ISEKI khi dự án chưa có quyết định định đầu tư, chưa có dự toán được duyệt, ông Hà khai nhận không nhớ có thực hiện đúng các quy định hay không.

Exit mobile version