Điểm tin doanh nghiệp: Thagrico, PV Gas, HNG, SGT 2.600 tỷ đồng

Diem-tin-doanh-nghiep-hagrico, PV -Gas-HNG- SGT.jpg

Điểm tin doanh nghiệp: Thagrico huy động 2.400 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 8,2%/năm

Công ty Cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (Thagrico) vừa thông báo huy động thành công 2.400 tỷ trái phiếu, kỳ hạn 5 năm.
Các trái phiếu chào bán là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, có bảo đảm bằng tài sản và có bảo lãnh thanh toán của bên thứ ba, kỳ hạn 60 tháng. Lãi suất áp dụng cho 2 kỳ đầu tiên là 8,2%/năm. 

Tài sản đảm bảo của lô trái phiếu bao gồm quyền sử dụng đất và/hoặc tài sản gắn liền trên đất liên quan tới thửa đất tại phường Thủ Thiêm và tại phường An Lợi Đông (tổng diện tích 20.270,1m2) thuộc sở hữu của Địa ốc Quang Minh tại quận 2, đồng thời là các tài sản khác thuộc sở hữu của Thagrico hoặc bên thứ ba.

Thagrico huy động 2.400 tỷ đồng trái phiếu, lãi suất 8,2%/năm Trái chủ của lô trái phiếu trên gồm 2 công ty chứng khoán và 1 công ty khác. Trái phiếu được tư vấn và phát hành bởi Công ty Chứng khoán VPS. 

Được biết, Thagrico là công ty nông nghiệp của Thaco. Năm 2021, tập đoàn dự kiến mức đầu tư cho mảng này chiếm tỷ trọng lớn nhất với 8.920 tỷ đồng. Trong đó, mảng nông nghiệp của Thagrico hiện dàn trải trên 3 cấu phần, công ty dự kiến chi 2.164 tỷ đồng cho cây ăn trái, 2.023 tỷ đồng đầu tư nuôi bò, 1.042 tỷ đồng đầu tư nuôi lợn.

Ngoài ra, công ty sẽ rót thêm 3.691 tỷ đồng đầu tư vào HAGL Agrico (HNG). Trong năm nay, Thagrico và HNG có kế hoạch trồng mới hàng nghìn ha, nâng tổng diện tích cây trồng lên gần 31.000ha. 

Diễn biến giá HNG

Với mảng chăn nuôi bò, Thagrico sẽ tiến hành đầu tư vào các trang trại bán chăn thả, các trại vỗ béo. Song song với đó, công ty nhập khẩu gần 33.000 con bò sinh sản, tổ chức chăn nuôi và nhân giống. Dự kiến tổng đàn bò sinh sản của Thagrico đến cuối năm đạt gần 44.000 con. Tổng đàn bò vỗ béo đến cuối năm cũng sẽ ước đạt hơn 13.000 con.

***Điểm tin doanh nghiệp: KKR, MML, MASAN Nutri-Science, VC9, T&T Group 2,3 tỷ USD***

Điểm tin doanh nghiệp: SGT Saigontel được chấp thuận đầu tư khu công nghiệp Nam Tân Tân Tập gần 2.600 tỉ đồng

Dự án có quy mô sử dụng đất 244,74 ha tại xã Tân Tập, huyện cần Giuộc, tỉnh Long An, do Công ty TNHH Saigontel Long An (thành viên thuộc Saigontel) là nhà đầu tư dự án.

Sáng ngày 9/10/2021, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Long An long trọng tổ chức lễ trao quyết định chủ trương đầu tư và thành lập khu công nghiệp Nam Tân Tập theo quyết định số 9267/QĐ-UBND cho công ty TNHH Saigontel Long An, thành viên trực thuộc Công ty CP Công nghệ Viễn Thông Sài Gòn – Saigontel.

Theo quyết định này, khu công nghiệp Nam Tân Tập tọa lạc tại xã Tân Tập, huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, có quy mô diện tích 244.74 ha sẽ do công ty TNHH Saigontel Long An làm chủ đầu tư, chịu trách nhiệm đầu tư, xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng với tổng mức đầu tư hơn 2,590 tỷ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm kể từ ngày quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

Tại hội nghị, Ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Long An cho biết, trước tình hình vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam có hiện tượng sụt giảm theo báo cáo thống kê 9 tháng đầu năm 2021, tuy nhiên Long An vẫn từ hào là một địa phương dẫn đầu về thu hút đầu tư của cả nước với tổng số 41 dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký đạt 3.271,5 triệu USD.

Trong những quý đầu năm 2021, Khu công nghiệp Nam Tân Tập đã được rất nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Trung Quốc.. quan tâm nghiên cứu đầu tư bởi vị trí bên cạnh cảng quốc tế Long An, cách sân bay Tân Sơn Nhất 40 km, dễ dàng kết nối giao thương với các địa phương, thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ hậu cần, kho bãi, công nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo…

Tin tưởng vào năng lực và kinh nghiệm thu hút đầu tư của Saigontel, tỉnh Long An kỳ vọng hơn nữa vào sự phát triển của Nhà đầu tư và sự chuyên nghiệp của Saigontel trong công tác hỗ trợ tỉnh hút đầu tư.

Theo Saigontel, khu công nghiệp Nam Tân Tập sẽ là một bước đệm, một khởi đầu vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp tại địa phương trong tương lai, góp phần tích cực vào việc thay đổi diện mạo của tỉnh Long An trong khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, cũng như ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh của tỉnh trên cả nước.

Về định hướng trong thời gian tới, công ty TNHH Saigontel Long An và Saigontel sẽ tập trung hơn nữa cho việc thu hút đầu tư dự án sản xuất công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, cơ khí chế tạo máy, sản xuất linh kiện điện tử, công nghiệp chế biến; Các dự án công nghiệp xanh, các dự án năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; Xây dựng và hoàn thiện các công trình cấp, thoát nước; Logistics, dịch vụ chất lượng cao gắn với Cảng Quốc tế Long An;

Sau khi nhận quyết định thành lập và chủ trương đầu tư, Saigontel sẽ nhanh chóng bắt tay vào công tác giải phóng đề bù để sẵn sàng giao đất sạch cho nhà đầu tư trong năm 2022.

Trước đó, trong tháng 8/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 1420/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tân Tập, tỉnh Long An.

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Long An chỉ đạo Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Long An hướng dẫn Nhà đầu tư quy định cụ thể tiến độ thực hiện Dự án, trong đó lưu ý tiến độ góp vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư để thực hiện Dự án phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về đất đai.

Điểm tin doanh nghiệp: Nhu cầu huy động khí thấp vì dịch bệnh, PV Gas ước lãi quý III giảm 7% xuống 1.861 tỷ đồng

Dịch bệnh kiến nhu cầu huy động khí giảm, đặc biệt là huy động khí cho điện. Giá dầu, giá và sản lượng LPG tăng giúp PV Gas hoàn thành các chỉ tiêu tài chính 9 tháng.

PV Gas (HoSE: GAS) thông tin trong 9 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, huy động khí của khách hàng giảm, đặc biệt là huy động khí cho điện bằng khoảng 72% cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch của Bộ Công Thương giao, huy động khí Đông Nam bộ đạt khoảng 84%, Tây Nam bộ khoảng 70%.

Đặc biệt, từ ngày 11/8 đến nay, huy động khí cho sản xuất điện Đông Nam bộ chỉ đạt khoảng từ 5,6-8,5 triệu m3/ngày và Tây Nam bộ từ 1,1 -1,3 triệu m3/ngày. Nhu cầu khí, sản phẩm khí của các hộ công nghiệp, thị trường trong nước giảm 35-40% đối với LPG và 30% đối với khí thấp áp, CNG so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát lần 4.

Nguyên nhân là do nhiều khách hàng dừng/giảm sản xuất, kinh doanh. Dự báo thời gian tới, số lượng khách hàng dừng/giảm tiêu thụ khí tiếp tục tăng, dẫn đến sản lượng khí có thể sụt giảm từ 40-50% so với thời điểm trước dịch bùng phát.

Bên cạnh đó, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa (LPG, CNG), huy động nguồn lực triển khai các dự án (chỉ duy trì được khoảng 40% lực lượng lao động tại công trường so với trước thời điểm dịch bùng phát do siết chặt đi lại), cũng như việc xem xét, phê duyệt của các cơ quan chức năng liên quan các hoạt động đầu tư xây dựng, cước phí, giá khí,… gặp nhiều khó khăn. Chi phí cho các hoạt động tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

PV Gas (HoSE: GAS) thông tin trong 9 tháng đầu năm, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, huy động khí của khách hàng giảm, đặc biệt là huy động khí cho điện bằng khoảng 72% cùng kỳ năm trước. So với kế hoạch của Bộ Công Thương giao, huy động khí Đông Nam bộ đạt khoảng 84%, Tây Nam bộ khoảng 70%.

Đặc biệt, từ ngày 11/8 đến nay, huy động khí cho sản xuất điện Đông Nam bộ chỉ đạt khoảng từ 5,6-8,5 triệu m3/ngày và Tây Nam bộ từ 1,1 -1,3 triệu m3/ngày. Nhu cầu khí, sản phẩm khí của các hộ công nghiệp, thị trường trong nước giảm 35-40% đối với LPG và 30% đối với khí thấp áp, CNG so với thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát lần 4.

Nguyên nhân là do nhiều khách hàng dừng/giảm sản xuất, kinh doanh. Dự báo thời gian tới, số lượng khách hàng dừng/giảm tiêu thụ khí tiếp tục tăng, dẫn đến sản lượng khí có thể sụt giảm từ 40-50% so với thời điểm trước dịch bùng phát.

Bên cạnh đó, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa (LPG, CNG), huy động nguồn lực triển khai các dự án (chỉ duy trì được khoảng 40% lực lượng lao động tại công trường so với trước thời điểm dịch bùng phát do siết chặt đi lại), cũng như việc xem xét, phê duyệt của các cơ quan chức năng liên quan các hoạt động đầu tư xây dựng, cước phí, giá khí,… gặp nhiều khó khăn. Chi phí cho các hoạt động tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Dù vậy, giá dầu, giá LPG thị trường tăng và sản lượng LPG tăng 27% so với kế hoạch đã đóng góp lớn trong việc hoàn thành các chỉ tiêu tài chính 9 tháng. Cụ thể, PV GAS đã thực hiện tiếp nhận 5.761 triệu m3 khí ẩm, bằng 78% kế hoạch 9 tháng và giảm 16% so với cùng kỳ năm 2020; sản xuất và cung cấp 5.555 triệu m3 khí khô, bằng 78% kế hoạch 9 tháng và giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong lĩnh vực LPG, PV Gas sản xuất và cung cấp 1,5 triệu tấn LPG (xuất khẩu và kinh doanh quốc tế 337.000 tấn), vượt 27% kế hoạch 9 tháng và tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm khoảng 70% thị phần bán buôn và khoảng 12% thị phần bán lẻ toàn quốc. PV GAS cũng sản xuất và cung cấp trên 47.000 tấn condensate, thực hiện 60% kế hoạch 9 tháng và tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.

Theo đó, tổng doanh thu 9 tháng của PV Gas ước đạt 58.417 tỷ đồng, vượt 11% kế hoạch 9 tháng, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận trước thuế ước đạt 7.869 tỷ đồng, vượt 20% kế hoạch 9 tháng, tương đương cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 6.220 tỷ đồng, vượt 19% kế hoạch 9 tháng, bằng cùng kỳ năm 2020.

Mặc dù chịu tác động mạnh từ dịch Covid -19, công tác đầu tư xây dựng tiếp tục là một điểm sáng của PV Gas trong tình hình chung của cả nước. Tổng giá trị giải ngân cho công tác đầu tư xây dựng 9 tháng đầu năm ở mức cao.

Trong đó, công ty mẹ giải ngân 3.546 tỷ đồng (tập trung chuỗi dự án Nam Côn Sơn, LNG); toàn PV Gas giải ngân 3.992 tỷ đồng. Tổng công ty giảm được 340 tỷ đồng chi phí, bằng 84% kế hoạch năm 2021.

Như vậy, riêng quý III, PV Gas ước lợi nhuận 2.299 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.861 tỷ đồng, lần lượt giảm 11,5% và 7% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý IV, dự báo dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp, việc trở lại hoạt động bình thường mới rất khó khăn, đặc biệt ở các tỉnh thành phía Nam, sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng của PV Gas.

Trong đó, nhu cầu huy động khí của khách hàng điện tiếp tục ở mức thấp và thiếu ổn định; kinh doanh các sản phẩm khí (KTA, CNG, LPG) dự báo khó khăn do các khách hàng công nghiệp tiếp tục gặp khó khăn, dừng/giảm sản xuất/duy trì hoạt động cầm chừng; nhu cầu LPG của thị trường giảm do thực hiện giãn cách xã hội…

Exit mobile version