Điểm xoay là gì (Pivot point)? Cách sử dụng điểm xoay, giao dịch chứng khoán với điểm xoay.

Điểm xoay là gì (Pivot point)? Cách sử dụng điểm xoay, giao dịch chứng khoán với điểm xoay

Điểm xoay là gì? Cách sử dụng điểm xoay trong giao dịch: Cùng ViMoney phân tích điểm xoay trong giao dịch chứng khoán. Để xem điểm xoay được dùng như thế nào trong giao dịch cũng như xác định được xu hướng của thị trường chứng khoán nhé.

Điểm xoay là gì: Khái niệm Pivot point

Điểm xoay là một chỉ báo phân tích kỹ thuật, được sử dụng rộng rãi trong thị trường giao dịch chứng khoán. Điểm xoay được dùng để xác định xu hướng chung của thị trường và để tính toán các nước hỗ trợ và kháng cự.

Đặc điểm Pivot point

Điểm xoay là trung bình cộng của giá cao nhất và giá thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. Về cơ bản điểm xoay chính là giá có thể đạt đến ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ rồi sau đó có xu hướng đảo chiều ngược lại

Điểm xoay chính là giá có thể đạt đến ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ rồi sau đó có xu hướng đảo chiều ngược lại

Xác định các mức kháng cự và hỗ trợ cơ bản

1. Xác định mức kháng cự: Mức kháng cự thứ nhất được tính theo công thức sau R1 = PP + (PP – giá thấp nhất). Trong đó R1 là mức kháng cự thứ nhất, PP là vị trí từ điểm xoay PP trừ đi giá thấp nhất chính là khoảng cách từ điểm xoay đó đến giá thấp nhất.

2. Xác định mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ được tính theo công thức dưới đây S1 = PP – (giá cao nhất PP). Trong đó S1 là mức hỗ trợ đầu tiên, PP chính là điểm xoay hiệu giữa giá cao nhất và PP chính là giá cao nhất đến điểm xoay

Giao dịch theo điểm xoay

Sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự, các nhà đầu tư sẽ tiến hành giao dịch dựa vào các mức hỗ trợ và kháng cự mới này. Có 2 cách giao dịch phổ biến sau đây.

Sau khi đã xác định được các mức hỗ trợ và kháng cự

1. Giao dịch tại mức kháng cự và hỗ trợ: Khi giá gần mức kháng cự các nhà đầu tư có thể dặt điểm bán hoặc điểm dừng lỗ ngay trên mức kháng cự, khi giá gần mức hỗ trợ các nhà giao dịch có thể đặt điểm mua hoặc điểm dừng lỗ ngay dưới mức hỗ trợ

2. Giao dịch với điểm phá vỡ breakout: Trong nhiều trường hợp giá sẽ không còn nằm trong phạm vi kiểm soát, trong những thời điểm mà giá phá vỡ ra khỏi ngưỡng kháng cự và hỗ trợ, các nhà đầu tư cần có những hướng ứng biến nhanh để có giao dịch tốt hơn. Trong trường hợp này các nhà đầu tư cần kiên nhẫn quan sát để xác định xu hướng mới của thị trường.

Giá phá vỡ không còn nằm trong ngưỡng kháng cứ và hỗ trợ
Đặt lệnh bán khi giá phá vỡ và đi xuống
Mua khi giá phá vỡ và đi lên
Điểm dừng lỗ nên được đặt ở đáy hoặc ở đỉnh ngay trước điểm phá vỡ

Các nhà đầu tư nên đặt lệnh khi giá phá vỡ và đi xuống, mua khi giá phá vỡ và đi lên, điểm dừng lỗ nên được đặt ở đáy hoặc ở đỉnh ngay trước điểm phá vỡ.

Vì vậy nhà đầu tư nên kết hợp với những công cụ khác để có thể nẵm rõ hơn về tâm lý thị trường. Như xem xét khoảng trống giá GAP, quan sát khối lượng giao dịch đồng thời kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác như đường trung bình động (MA), RSI, MACD để xác định chính xác hơn.

Exit mobile version