Diễn biến thị trường ngày 11/5: Dầu ‘thủng’ mốc 100 USD/thùng, giá vàng giảm, nhôm thấp nhất 5 tháng

Diễn biến thị trường ngày 11/5: Dầu ‘thủng’ mốc 100 USD/thùng, giá vàng giảm, nhôm thấp nhất 5 tháng

Diễn biến thị trường: Giá dầu Bremnt đóng cửa phiên 10/5 dưới 100 USD/thùng, giá Nhôm xuống mức thấp nhất 5 tháng

Giá dầu Brent đóng cửa phiên 10/5 dưới 100 USD/thùng

Giá dầu WTI đóng cửa dưới 100 USD/thùng, xuống mức thấp nhất trong hai tuần do triển vọng nhu cầu bị áp lực bởi việc phong tỏa tại Trung Quốc và nguy cơ suy thoái ngày càng tăng, trong khi USD mạnh khiến dầu đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác.

Chốt phiên 10/5, dầu thô WTI giảm 3,33 USD hay 3,2% xuống xuống 99,76 USD/thùng, trong khi dầu Brent giảm 3,48 USD hay 3,28% xuống 102,46 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đã giảm phiên thứ 2 liên tiếp.

Các chỉ số chính của Phố Wall cũng giảm trong phiên giao dịch biến động do lo ngại về thắt chặt chính sách tiền tệ tích cực và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.

Trong đầu phiên giao dịch, các bình luận từ Bộ trưởng năng lượng Saudi Arabia và UAE đã thúc đẩy dầu Brent và WTI tăng hơn 1 USD/thùng.

Ủy ban Liên minh Châu Âu cần có sự nhất trí để cấm nhập khẩu dầu từ Nga, Bộ trưởng của Pháp cho biết các thành viên EU có thể đạt được một thỏa thuận trong tuần này nhưng Hungary đã kiên quyết phản đối lệnh cấm vận.

Ngoài lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga của G7 gần đây, Nhật Bản (quốc gia có 4% lượng dầu nhập khẩu từ Nga trong năm ngoái) đã đồng ý bỏ dần các giao dịch này. Thời gian và phương pháp vẫn chưa được quyết định.

Về phía nguồn cung, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ đã giảm dự báo sản lượng dầu của nước này trong năm 2022 và 2023. Hiện nay họ dự kiến sản lượng năm 2022 đạt trung bình 11,9 triệu thùng/ngày so với ước tính trước đây 12 triệu thùng/ngày.

Tại Mỹ, tồn kho dầu thô, sản phẩm chưng cất và xăng có thể giảm trong tuần này, theo một thăm dò sơ bộ của Reuters.

Dự trữ dầu thô và các sản phẩm dầu của nhà máy lọc dầu Châu Âu ở mức 1 tỷ thùng trong tháng 4, giảm 10,3% so với cùng tháng năm trước nhưng gần mức trong tháng 3.

Diễn biến giá dầu 11/5

Kim loại quý Vàng, Bạc

Giá vàng đảo chiều và giảm do USD khôi phục sức mạnh, trong khi các nhà đầu tư chuyển chú ý của họ sang số liệu lạm phát của Mỹ để có những manh mối về chiến lược chính sách tiền tệ của Cục dự trữ Liên bang.

Vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.844,95 USD/ounce, sau khi tăng khoảng 0,6% trước đó trong phiên này. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 6 đóng cửa giảm 1% xuống 1.841 USD/ounce.

Chỉ số USD tăng 0,2%, gần mức cao nhất trong 20 năm đạt được trong phiên trước đó. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 thoái lui từ mức đỉnh 4 năm.

Các nhà đầu tư đợi số liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI của Mỹ để đánh giá ảnh hưởng của số liệu này tới kế hoạch tăng lãi suất của Fed.

Vàng được xem như một biện pháp phòng hộ chống lại lạm phát và tình trạng kinh tế không chắc chắn. Tuy nhiên, giá vàng rất nhạy cảm với việc tăng lãi suất của Mỹ.

Giá nhôm xuống mức thấp nhất 5 tháng

Giá nhôm giảm xuống mức thấp nhất trong gần 5 tháng do các quỹ đặt cược giá giảm bởi nhu cầu bán ra đang chậm lại, nhưng lo lắng về việc cắt giảm sản lượng tại Châu Âu vì chi phí năng lượng cao được dự kiến sẽ cung cấp một số hỗ trợ.

Nhôm trên sàn giao dịch kim loại London đóng cửa tại 2.757 USD/tấn sau khi xuống mức thấp nhất kể từ ngày 21/12/2021 tại 2.697,5 USD/tấn trước đó trong phiên này.

Nhưng rủi ro với về nguồn cung nhôm vẫn tăng, có nguy cơ đóng cửa sản xuất với khoảng 1,5 tới 2 triệu tấn khắp Châu Âu và Nga trong 3 đến 12 tháng tới. Sản lượng này chiếm khoảng 2% nguồn cung nhôm toàn cầu ước tính khoảng 70 triệu tấn trong năm nay.

Số liệu về khoản vay và tổng tài chính xã hội của Trung Quốc, một thước đo quan trọng về tiêu thụ kim loại công nghiệp, được phát hành trong vài ngày tới sẽ cung cấp manh mối về triển vọng nhu cầu. Trung Quốc là nhà sản xuất và tiêu thụ nhôm lớn nhất thế giới.

Cũng gây sức ép lên các kim loại công nghiệp là Mỹ tăng lãi suất, khiến USD tăng giá.

Quặng sắt Trung Quốc thấp nhất trong gần 2 tháng

Giá quặng sắt Trung Quốc đã giảm tới 7% xuống mức thấp nhất trong gần hai tháng, vởi lo ngại về lãi suất tăng và nhu cầu trong nước vẫn trì trệ.

Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã tăng lãi suất nửa điểm phần trăm trong tuần trước và cho biết có thể tăng trong hai đến ba cuộc họp tiếp và sau đó đánh giá xem nền kinh tế và lạm phát đang phản ứng thế nào trước khi quyết định liệu có cần tăng tiếp hay không.

Trong khi đó lợi nhuận của các nhà sản xuất thép thấp và việc kiểm soát sản lượng thép tổng thể đã hạn chế việc tăng cường sản xuất và làm giảm nhu cầu đối với các thành phần sản xuất thép.

Exit mobile version