Trong bối cảnh hashrate của mạng lưới Bitcoin đi xuống sau khi lập đỉnh, độ khó thuật toán đào Bitcoin đã giảm kỷ lục ở mức 5%.
Độ khó đào Bitcoin giảm lớn nhất tính từ tháng 7/2021
Độ khó thuật toán đào của mạng lưới Bitcoin trong lần điều chỉnh mới nhất đã giảm 5,01%. Kết quả này diễn ra trong bối cảnh tỷ lệ băm hay hashrate đã giảm 8,9% từ ngày 06/07. Theo đánh giá, đây là mức giảm lớn nhất, tính từ tháng 07/2021.
Thời điểm tháng 05/2022, độ khó thuật toán đào BTC đã lập đỉnh mới vào. Khi đó, Hashrate BTC cũng ghi nhận mức ATH mới tại 258 EH/s.
Hoa Kỳ vươn lên và trở thành quốc gia đóng góp nhiều nhất cho hashate Bitcoin toàn cầu khi Trung Quốc cấm tất cả các hoạt động giao dịch và khai thác tiền mã hóa vào tháng 09/2021. Dù vậy, các thợ đào Trung Quốc có vẻ như ngầm quay trở lại con đường đua mình đã theo đuổi.
Dữ liệu của Statista cho thấy, Mỹ chiếm 37,84% hashrate toàn cầu, đứng vị trí thứ 2 là Trung Quốc với 21,11%, tiếp đó là Kazakhstan với 13,22%.
Mối nguy kịch nếu thợ đào Bitcoin kích hoạt làn sóng bán tháo
Thợ đào Bitcoin đang gặp những áp lực lớn đến từ những khó khăn về mạng lưới, chi phí điện trên toàn thế giới tăng, cùng với đó là giá BTC giảm. Bởi tỷ suất lợi nhuận đang chạm đáy nên hầu hết thợ đào đã chuyển sang trạng thái “ngủ đông”. Còn ở một diễn biến khác, thậm chí nhiều thợ đào còn ồ ạt bán tài sản của mình nhằm bù đắp phần thiệt hại đang bị ảnh hưởng.
Với các nhà đầu tư Bitcoin dài hạn, khoản lỗ đã lập đỉnh trong 2 năm. Thợ đào BTC dường như đã thật sự “run sợ”. Chưa kể, doanh thu khai thác Bitcoin ghi nhận mới đây cho thấy đang ở mức giảm tồi tệ nhất trong năm 2022… Khó lòng để phải thừa nhận tình trạng khá nguy kịch nếu thợ đào kích hoạt làn sóng bán tháo.
Liên quan đến việc sử dụng điện, theo một công bố của Hội đồng khai thác Bitcoin, gần 60% lượng điện được sử dụng để khai thác BTC đến từ các nguồn năng lượng bền vững. Cũng theo nghiên cứu này, việc khai thác BTC ước tính chỉ chiếm 0,09% trong số 34,8 tỷ tấn khí thải carbon và chỉ tiêu thụ 0,15% nguồn cung năng lượng trên toàn cầu.