Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lao đao vì không thể bán tài sản

Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lao đao vì không bán được tài sản

Doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc lao đao vì không bán được tài sản

Các doanh nghiệp bất động sản của Trung Quốc hiện đang tìm cách huy động nguồn vốn cần thiết bằng cách bán dần tài sản đi. Tuy nhiên, họ rất khó để thực hiện điều này trong tình huống toàn lĩnh vực bất động sản trong nước đang lao đao và Bắc Kinh siết chặt việc cho vay mới.

Bloomberg đưa tin, Evergrande – tập đoàn bất động sản lớn của Trung Quốc vào tháng 10 vừa qua đã ngừng hoạt động đối thoại để bán cổ phần kiểm soát trong công tác quản lý bất động sản để thu về dự kiến là 2,6 tỷ USD.

Hiện kế hoạch bán tòa tháp văn phòng đặt tại Hồng Kông, đặc khu hành chính của nước này, cũng không mấy khả quan. Song song đó, đã xuất hiện một số doanh nghiệp phá sản do không thể bán được tài sản, ví dụ như doanh nghiệp Modern Land China; một thành viên của tập đoàn Oceanwide Holdings.

Việc bán tài sản không khả quan đã khiến vấn đề thiếu tiền mặt của một số doanh nghiệp bất động sản lớn tại Trung Quốc trở nên trầm trọng hơn. Phần lớn họ đã không có cơ hội tiếp cận thị trường tài chính do quy định về lãi vay tăng cao và Bắc Kinh ban hành chính sách ba lằn ranh đỏ đã hạn chế tín dụng trong ngành.

Việc không giải quyết được rắc rối tài chính khiến doanh nghiệp tại Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản

Trong nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp về bất động sản đã từng vượt qua nút thắt về tài chính bằng cách bán ra các tài sản, đất đai hay các dự án bất động sản. Nhiều doanh nghiệp bất động sản lớn ở Trung Quốc, đặc biệt là China Vanke, Evergrande hay Sunac China Holdings từng là những đơn vị thu mua nhiều các tài sản dạng này.

Với tình hình Trung Quốc hiện tại, mọi chuyện không còn như xưa nữa, “quả bom nợ” của Evergrande ngày một trầm trọng hơn khi mà Bắc Kinh ra quy định siết chặt hoạt động cho vay tín dụng mới.

Có 2/3 công ty trong nhóm xấp xỉ 30 công ty về bất động sản lớn nhất Trung Quốc xét theo doanh số đã vượt quá ít nhất một tiêu chí, trong ba tiêu chí mà chính phủ nước này đặt ra. Bên cạnh đó, các công ty này có thể bị cấm vay thêm tiền nếu không đạt được cả ba tiêu chí.

Bất động sản vốn là được coi là lĩnh vực đã đóng góp khoảng 25% GDP cho nước nhà. Tuy nhiên, tình trạng thiếu tiền mặt tại tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 Trung Quốc – Evergrande đã làm lung lay niềm tin trong toàn ngành bất động sản nói chung. Việc có ít nhất 4 doanh nghiệp bất động sản vỡ nợ do đồng USD lại càng làm lan rộng nỗi lo về rắc rối tài chính.

Thời điểm trước khi “bom nợ” Evergrande nổ ra, bất động sản vốn là một trong những lĩnh vực chủ chốt tại Trung Quốc

Theo ghi nhận, nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã trong tình trạng vỡ nợ vì các khoản trái phiếu, ước tính con số lên đến 9 tỷ USD, trong đó, các công ty về bất động sản chiếm khoảng 30%.

Sự bất ổn trên thị trường, cộng thêm giá nhà đi xuống làm cho việc bán tài sản của doanh nghiệp trở nên ngày càng gian nan. Thống kê trong tháng 9/2021, lần đầu tiên trong vòng 6 năm trở lại đây, giá bất động sản nhà ở giảm, song song đó, lượng bất động sản không thể bán lên mức cao nhất từ năm 2018 đến nay.

Exit mobile version