Bất chấp thị trường bất động sản lao dốc, doanh số bán lẻ của Trung Quốc vượt dự báo trong tháng 10

Bất chấp thị trường bất động sản lao dốc, doanh số bán lẻ của Trung Quốc vượt dự báo trong tháng 10

Bất chấp thị trường bất động sản lao dốc, doanh số bán lẻ của Trung Quốc vượt dự báo trong tháng 10

Theo số liệu của Cục Thống kê Quốc gia công bố ngày 15/11, trong tháng 10 vừa qua, doanh số bán lẻ tại Trung Quốc đã tăng hơn dự kiến, ngay cả khi đầu tư bất động sản vẫn chậm chạp.

Doanh số bán lẻ vượt kỳ vọng

Cụ thể, doanh số bán lẻ tháng 10 tại Trung Quốc tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước, đánh bại dự báo của Reuters trong cuộc thăm dò về mức tăng trưởng là 3,5%, và nhanh hơn mức tăng 4,4% trong tháng 9.

Doanh số bán lẻ tốt hơn so với mong đợi trong tháng 10, diễn ra trong bối cảnh tháng 10 là tháng bắt đầu của kỳ nghỉ lễ lớn cuối cùng trong năm dương lịch tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các động lực quan trọng của doanh số bán lẻ như ô tô và quần áo trong tháng 10 vừa qua lại giảm so với một năm trước.

Sản xuất công nghiệp cũng vượt kỳ vọng, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10. Reuters đã dự đoán mức tăng trưởng 3%.

Tính từ đầu năm đến tháng 10 vừa qua, đầu tư vào bất động sản đã tăng 6,1% so với một năm trước, thấp hơn một chút so với mức tăng 6,2% được dự đoán trong một cuộc thăm dò của Reuters.

Theo ước tính của Tommy Wu, nhà kinh tế hàng đầu tại Oxford Economics, hàng tháng, đầu tư vào bất động sản đã giảm 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh số bán lẻ của Trung Quốc hàng tháng

Ông Wu chia sẻ:

“Động lực kinh tế vẫn yếu trong tháng 10, với sự suy thoái bất động sản đè nặng lên ngành công nghiệp và một làn sóng bùng phát Covid mới làm giảm tiêu dùng của các hộ gia đình”.

Ông Wu hy vọng suy thoái bất động sản sẽ được kiềm chế, nhưng lĩnh vực này hiện vẫn kéo giảm tốc độ tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp:

“Trong khi tình trạng thiếu điện và cắt giảm sản xuất đã cản trở sản lượng vào đầu tháng 10, chúng tôi không cho rằng chúng là vấn đề đáng kể nữa , sau một loạt các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất than và hạ giá than”.

Lĩnh vực bất động sản

Trong hai năm trở lại đây, các cơ quan quản lý Trung Quốc đã tìm giải pháp làm giảm sự phụ thuộc của ngành bất động sản vào nợ để tăng trưởng.

Các nhà phát triển bất động sản lớn như Evergrande đã đứng trước bờ vực vỡ nợ, làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu về khả năng sụt giảm trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Bất động sản chiếm khoảng 1/4 GDP của Trung Quốc.

Cục thống kê cho biết giá nhà mới tại hơn 50 trong số 70 thành phố lớn của Trung Quốc đã giảm vào tháng 10 so với tháng trước.

Bất chấp sự sụt giảm gần đây của bất động sản, vốn chiếm phần lớn tài sản hộ gia đình, phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia, Fu Linghui vào ngày 15/11 đã tuyên bố rằng, thị trường bất động sản nhìn chung vẫn ổn định và ghi nhận sự gia tăng về diện tích sàn bán ra.

Áp lực lạm phát ở Trung Quốc

Nền kinh tế Trung Quốc đã phải đối mặt với một số thách thức khác trong năm nay – từ việc chi tiêu tiêu dùng chậm hơn dự kiến ​​cho  đến  lũ lụt và tình trạng thiếu điện đe dọa, làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Giá hàng hóa tăng cao đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát đình trệ – một hiện tượng kinh tế trong đó giá cả tăng nhưng hoạt động kinh doanh đình trệ, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao và giảm sức chi tiêu của người tiêu dùng.

Giá hàng hóa tăng cao làm dấy lên mối lo ngại về lạm phát tại Trung Quốc

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của Trung Quốc đã giữ được ổn định trong tháng 10 so với tháng trước, ở mức 4,9%. Tỷ lệ thất nghiệp của những người từ 16 đến 24 tuổi vẫn cao hơn nhiều, ở mức 14,2%, mặc dù thấp hơn một chút so với mức 14,6% trong tháng 9.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc đã tăng 1,5% trong tháng 10 so với cùng kỳ năm trước, trong khi chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng 13,5%, nhanh nhất kể từ năm 1995.

Giá sản xuất tăng khiến giá tiêu dùng tăng, do đó ông Wu kỳ vọng, chỉ số giá sản xuất sẽ giảm đáng kể trong năm tới, một phần là do hạn chế về nguồn cung hàng hóa được nới lỏng.

Nhìn về phía trước, những bất ổn vẫn còn ở phía chân trời. Việc Trung Quốc theo đuổi chính sách “không khoan nhượng” nhằm kiểm soát đại dịch Covid-19 đã hạn chế việc đi lại trong nước. Song song đó, đè nặng lên tâm lý hoạt động kinh doanh là cuộc đàn áp quy định trên phạm vi rộng của Bắc Kinh nhắm vào các lĩnh vực bao gồm các công ty internet có hành vi độc quyền bị cáo buộc.

Theo các ngân hàng lớn do CNBC thăm dò, xuất khẩu tăng trưởng mạnh vẫn là điểm sáng của nền kinh tế Trung Quốc. GDP quốc gia vẫn đang trên đà vượt  mức dự đoán tăng trưởng toàn cầu của IMF là 5,9%.

Exit mobile version